Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập. Những bệnh này được gọi chung là?
- A. Bệnh cơ hội.
- B. Bệnh truyền nhiễm.
- C. Bệnh tự miễn.
- D. Bệnh di truyền.
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?
- A. Ruột già.
- B. Phổi.
- C. Thận.
- D. Da.
Câu 3: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ?
- A. Kháng nguyên.
- B. Hoocmôn.
- C. Enzim.
- D. Kháng thể.
Câu 4: Khi phá hủy một phần của bộ phận nào dưới đây, ếch sẽ nhảy và bơi loạng choạng ?
- A. Cuống não.
- B. Tiểu não.
- C. Hành não.
- D. Cầu não.
Câu 5: Nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là
- A. Dễ xảy thai, đẻ non.
- B. Con để ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.
- C. Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai ?
- A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me”.
- B. Bỏ chạy khi có báo động cháy.
- C. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa.
- D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đ.èn tín hiệu màu đỏ bật sáng.
Câu 7: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?
- A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết.
- B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu.
- C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn.
- D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng.
Câu 8: Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hoocmôn nào ?
- A. GH.
- B. FSH.
- C. LH.
- D. TSH.
Câu 9: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu ?
- A. 2300 – 2500 cm2.
- B. 1800 – 2000 cm2.
- C. 2000 – 2300 cm2.
- D. 2500 – 2800 cm2.
Câu 10: Thiếu vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc ?
- A. Vitamin B2.
- B. Vitamin B1.
- C. Vitamin B6.
- D. Vitamin B12.
Câu 11: Bé gái khi sinh ra chứa khoảng bao nhiêu trứng?
- A. 400.
- B. 500.
- C. 2 triệu.
- D. 7 triệu.
Câu 12: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?
- A. Xistêin.
- B. Axit uric.
- C. Ôxalat.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 13: Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác ?
- A. Trung ương nằm ở đại não.
- B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn.
- C. Nơron sau hạch có bao miêlin.
- D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn.
Câu 14: Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hoocmôn có tác dụng sinh lý trái ngược nhau ?
- A. Insulin và canxitônin.
- B. Ôxitôxin và tirôxin.
- C. Insulin và glucagôn.
- D. Insulin và tirôxin.
Câu 15: Có 2 loại tinh trùng, đó là 2 loại nào?
- A. Tinh trùng A và tinh trùng B.
- B. Tinh trùng αX và tinh trùng βY.
- C. Tinh trùng X và tinh trùng Y.
- D. Tinh trùng α và tinh trùng β.
Câu 16: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
- A. Ốc tai và ống bán khuyên.
- B. Bộ phận tiền đình và ốc tai.
- C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên.
- D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên.
Câu 17: iện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh lậu?
- A. Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- B. Quan hệ tình dục an toàn.
- C. Triệt sản.
- D. Thắt ống dẫn tinh.
Câu 18: Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của
- A. tế bào que.
- B. tế bào nón.
- C. tế bào hạch.
- D. tế bào hai cực.
Câu 19: Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây ?
- A. Gan bàn chân.
- B. Má.
- C. Bụng chân.
- D. Đầu gối.
Câu 20: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?
- A. Co chân lại khi bị kim châm.
- B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức.
- C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu.
- D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc.
Câu 21: Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp ?
- A. Tuyến tuỵ.
- B. Tuyến trên thận.
- C. Tuyến yên.
- D. Tuyến tùng.
Câu 22: Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- A. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%.
- B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh.
- C. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 23: Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây ?
- A. Mắc phải một bệnh lý nào đó.
- B. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng : sôcôla, mỡ động vật, đồ chiên xào…
- C. Lười vận động.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 24: Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ?
- A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng.
- B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt.
- C. Tắm nắng vào buổi trưa.
- D. Thường xuyên mát xa cơ thể.
Câu 25: Kết quả của sự thụ thai
- A. Hình thành hợp tử.
- B. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung.
- C. Hợp tử làm tổ trong tử cung.
- D. Cả B và C.
Câu 26: Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào ?
- A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác.
- B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động.
- C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác.
- D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động.
Câu 27: Bệnh lây truyền qua đường sinh dục nào dưới đây có thể gây hậu quả sinh con ra quái thai hoặc mang các khuyết tật bẩm sinh?
- A. Lậu.
- B. Giang mai.
- C. HIV.
- D. Viêm gan B.
Câu 28: Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ ?
- A. Trà tâm sen.
- B. Trà móc câu.
- C. Trà sâm.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 29: Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?
- A. Thân nơron.
- B. Sợi trục.
- C. Sợi nhánh.
- D. Cúc xináp.
Câu 30: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ?
- A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt.
- B. Đường máu.
- C. Đường bạch huyết.
- D. Ống tiêu hóa.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 2: Cấu tạo cơ thể người
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 8: Da (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 7: Bộ xương
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa