Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây ?
- A. Hệ hô hấp.
- B. Hệ tiêu hoá.
- C. Hệ bài tiết.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 2: Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ ?
- A. 1 loại.
- B. 4 loại.
- C. 3 loại.
- D. 2 loại.
Câu 3: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ?
- A. Tế bào thần kinh.
- B. Tế bào cơ vân.
- C. Tế bào xương.
- D. Tế bào da.
Câu 4: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao ?
- A. N2.
- B. O2.
- C. H2.
- D. NO2.
Câu 5: Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?
- A. Toi gà.
- B. Cúm gia cầm.
- C. Dịch hạch.
- D. Cúm lợn.
Câu 6: Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực ?
- A. Xương cột sống.
- B. Xương đòn.
- C. Xương ức.
- D. Xương sườn.
Câu 7: Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì ?
- A. Thức ăn, nước, muối khoáng.
- B. Ôxi, thức ăn, muối khoáng.
- C. Vitamin, muối khoáng, nước.
- D. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng.
Câu 8: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?
- A. Prôtêin độc.
- B. Kháng thể.
- C. Kháng nguyên.
- D. Kháng sinh.
Câu 9: Thông thường, tỉ lệ khí cacbônic trong không khí hít vào là bao nhiêu ?
- A. 0,5%.
- B. 0,03%.
- C. 0,46%.
- D. 0,01%.
Câu 10: Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?
- A. Vitamin.
- B. Vitamin E.
- C. Vitamin C.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 11: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?
- A. Hình cầu.
- B. Hình trụ.
- C. Hình đĩa.
- D. Hình thoi.
Câu 12: Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về
- A. phản xạ không điều kiện.
- B. cung phản xạ
- C. vòng phản xạ.
- D. sự thích nghi.
Câu 13: Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở
- A. nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
- B. nửa dưới bên phải cơ thể.
- C. nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
- D. nửa trên bên phải cơ thể.
Câu 14: Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học cổ ?
- A. Tiểu đường.
- B. Ung thư.
- C. Lao phổi.
- D. Thống phong.
Câu 15: Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ?
- A. 1 – 2 giờ.
- B. 3 – 6 giờ.
- C. 6 – 8 giờ.
- D. 10 – 12 giờ.
Câu 16: Phổi người trưởng thành có khoảng
- A. 200 – 300 triệu phế nang.
- B. 800 – 900 triệu phế nang.
- C. 700 – 800 triệu phế nang.
- D. 500 – 600 triệu phế nang.
Câu 17: Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là
- A. lá thành.
- B. lá tạng.
- C. phế nang.
- D. phế quản.
Câu 18: Nơron là tên gọi khác của
- A. tế bào cơ vân.
- B. tế bào thần kinh.
- C. tế bào thần kinh đệm.
- D. tế bào xương.
Câu 19: Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?
- A. Tĩnh mạch.
- B. Mao mạch.
- C. Động mạch.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 20: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào ?
- A. Axit axêtic.
- B. Axit malic.
- C.Axit acrylic.
- D. Axit lactic.
Câu 21: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?
- A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co.
- B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn.
- C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co.
- D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn.
Câu 22: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu ?
- A. Hạch thần kinh.
- B. Dây thần kinh.
- C. Tuỷ sống.
- D. Não bộ.
Câu 23: Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có
- A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
- B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
- C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
- D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
Câu 24: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- A. 3 phần : đầu, thân và chân.
- B. 2 phần : đầu và thân.
- C. 3 phần : đầu, thân và các chi.
- D. 3 phần : đầu, cổ và thân.
Câu 25: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?
- A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
- B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
- C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
- D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 26: Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón
1. Ăn nhiều rau xanh.
2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin.
3. Uống nhiều nước.
4. Uống chè đặc.
- A. 2, 3.
- B. 1, 3.
- C. 1, 2.
- D. 1, 2, 3.
Câu 27: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
- A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động.
- B. Giúp xương dài ra.
- C. Giúp xương phát triển to về bề ngang.
- D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng.
Câu 28: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?
- A. Hệ tiêu hóa.
- B. Hệ bài tiết.
- C. Hệ tuần hoàn.
- D. Hệ hô hấp.
Câu 29: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ?
- A. Tuyến tuỵ.
- B. Tuyến vị.
- C. Tuyến ruột.
- D. Tuyến nước bọt.
Câu 30: Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào ?
1. Dãn mạch máu dưới da
2. Run
3. Vã mồ hôi
4. Sởn gai ốc
- A. 1, 3.
- B. 1, 2, 3.
- C. 3, 4.
- D. 1, 2, 4.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 14: Bạch cầu và miễn dịch
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 10: Nội tiết (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 7: Bộ xương
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 8: Da (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 5: Tiêu hóa (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P5)