Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của
- A. bạch cầu trung tính.
- B. bạch cầu limphô T.
- C. bạch cầu ưa kiềm.
- D. bạch cầu limphô B.
Câu 2: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
- A. Hệ tuần hoàn.
- B. Hệ hô hấp.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ bài tiết.
Câu 3: Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá ?
- A. Dạ dày.
- B. Ruột non.
- C. Ruột già.
- D. Thực quản.
Câu 4: Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động ?
- A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân.
- B. Khớp giữa các xương hộp sọ.
- C. Khớp giữa các đốt sống.
- D. Khớp giữa các đốt ngón tay.
Câu 5: Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là
- A. nước mô.
- B. dịch bạch huyết.
- C. máu.
- D. nước bọt.
Câu 6: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
- A. họng và phế quản.
- B. phế quản và mũi.
- C. họng và thanh quản
- D. thanh quản và phế quản.
Câu 7: Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá ?
- A. Nước.
- B. Prôtêin.
- C. Xenlulôzơ.
- D. Tinh bột.
Câu 8: Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
- A. Bộ máy Gôngi.
- B. Lục lạp.
- C. Nhân.
- D. Trung thể.
Câu 9: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?
- A. Lactôzơ.
- B. Glucôzơ.
- C. Mantôzơ.
- D. Saccarôzơ.
Câu 10: Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ?
- A. 7 trường hợp.
- B. 3 trường hợp.
- C. 2 trường hợp.
- D. 6 trường hợp.
Câu 11: Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất ?
- A. Tai.
- B. Miệng.
- C. Hậu môn.
- D. Nách.
Câu 12: Trong các tế bào dưới đây của cơ thể người, có bao nhiêu tế bào có hình sao ?
1. Tế bào thần kinh
2. Tế bào lót xoang mũi
3. Tế bào trứng
4. Tế bào gai
5. Tế bào xương
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 1.
Câu 13: Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ?
- A. 150 ml.
- B. 200 ml.
- C. 100 ml.
- D. 50 ml.
Câu 14: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?
- A. Mô xương xốp và khoang xương.
- B. Mô xương cứng và mô xương xốp.
- C. Khoang xương và màng xương.
- D. Màng xương và sụn bọc đầu xương.
Câu 15: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ?
- A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
- B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày.
- C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
- D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 16: Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở
- A. nửa trên bên phải cơ thể.
- B. nửa dưới bên phải cơ thể.
- C. nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.
- D. nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.
Câu 17: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ?
- A. Mỏi cơ.
- B. Liệt cơ.
- C. Viêm cơ.
- D. Xơ cơ.
Câu 18: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào ?
- A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày.
- B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột.
- C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 19: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái ?
- A. Tất cả các phương án còn lại.
- B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
- C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
- D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
Câu 20: Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học cổ ?
- A. Tiểu đường.
- B. Ung thư.
- C. Lao phổi.
- D. Thống phong
Câu 21: Trong cơ thể người có mấy loại mô chính ?
- A. 5 loại.
- B. 2 loại
- C. 4 loại.
- D. 3 loại.
Câu 22: Để răng chắc khoẻ, chúng ta nên sử dụng kem đánh răng có bổ sung
- A. lưu huỳnh và phôtpho.
- B. magiê và sắt.
- C. canxi và fluo.
- D. canxi và phôtpho.
Câu 23: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển ?
- A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
- B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển.
- C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển.
- D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển.
Câu 24: Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu ?
- A. 0,6 giây.
- B. 0,4 giây.
- C. 0,5 giây.
- D. 0,3 giây.
Câu 25: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
- A. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic.
- B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi.
- C. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic.
- D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ.
Câu 26: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
- A. Ngón út .
- B. Ngón giữa.
- C. Ngón cái.
- D. Ngón trỏ.
Câu 27: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế
- A. bổ sung.
- B. chủ động.
- C. thẩm thấu.
- D. khuếch tán.
Câu 28: Chất nào dưới đây được hấp thụ từ ruột non và vận chuyển theo đường máu về tim ?
- A. Axit béo.
- B. Vitamin C.
- C. Glucôzơ.
- D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 29: Vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao miêlin ở người khoảng
- A. 100 m/s.
- B. 50 m/s.
- C. 200 m/s.
- D. 150 m/s.
Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
- A. Hình đĩa, lõm hai mặt.
- B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
- C. Màu đỏ hồng.
- D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 7: Bộ xương
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 6: Phản xạ
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 2: Vận động (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 30: Vệ sinh tiêu hóa
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 32: Chuyển hóa
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động