Trắc nghiệm sinh học 8 chương 3: Tuần hoàn (P3)

24 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 3: Tuần hoàn (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của

  • A. bạch cầu trung tính.
  • B. bạch cầu limphô T.
  • C. bạch cầu limphô B.
  • D. bạch cầu ưa kiềm.

Câu 2: Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ?

  • A. Toi gà
  • B. Cúm gia cầm
  • C. Dịch hạch
  • D. Cúm lợn

Câu 3: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?

  • A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.
  • B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.
  • C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 4: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

  • A. Hồng cầu
  • B. Bạch cầu
  • C. Tiểu cầu
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể anpha ?

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 6: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?

  • A. 75%
  • B. 60%
  • C. 45%
  • D. 55%

Câu 7: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào ?

  • A. Tĩnh mạch phổi
  • B. Tĩnh mạch chủ
  • C. Động mạch chủ
  • D. Động mạch phổi

Câu 8: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ?

  • A. Phôtpholipit
  • B. Ơstrôgen
  • C. Côlesterôn
  • D. Testosterôn

Câu 9: Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn ?

  • A. Tĩnh mạch dưới đòn
  • B. Tĩnh mạch cảnh trong
  • C. Tĩnh mạch thận
  • D. Tĩnh mạch đùi

Câu 10: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

  • A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
  • B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
  • C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 11: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

  • A. Nhóm máu O
  • B. Nhóm máu AB
  • C. Nhóm máu A
  • D. Nhóm máu B

Câu 12: Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ?

  • A. Mao mạch
  • B. Tĩnh mạch
  • C. Động mạch
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 13: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

  • A. Huyết tương
  • B. Hồng cầu
  • C. Bạch cầu
  • D. Tiểu cầu

Câu 14: Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?

  • A. Bạch cầu trung tính
  • B. Bạch cầu limphô
  • C. Bạch cầu ưa kiềm
  • D. Bạch cầu ưa axit

Câu 15: Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào ?

  • A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch
  • B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch
  • C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch
  • D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch

Câu 16: Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn

  • A. Tĩnh mạch dưới đòn
  • B. Tĩnh mạch cảnh trong
  • C. Tĩnh mạch thận
  • D. Tĩnh mạch đùi

Câu 17: Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi

  • A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
  • B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
  • C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
  • D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.

Câu 18: Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có

  • A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
  • D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

Câu 19: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

  • A. Prôtêin độc
  • B. Kháng thể
  • C. Kháng nguyên
  • D. Kháng sinh

Câu 20: Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có

  • A. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • B. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.
  • C. nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
  • D. nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội