Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Số chỉ của ampe kế khi mắc nối tiếp vào đoạn mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị cường độ dòng điện:
- A. cực đại.
- B. hiệu dụng.
- C. trung bình.
- D. tức thời.
Câu 2: Một bóng đèn neon được mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp u = 220
- A. 50.
- B. 120.
- C. 60.
- D. 100.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng.
- A. Có hai cuộn dây mắc nối tiếp, cuộn dây nào có hệ số công suất lớn hơn thì công suất sẽ lớn hơn.
- B. Hệ số công suất của đoạn mạch cosφ = 0,5 chứng tỏ cường độ dòng điện trong mạch trễ pha π/3 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- C. Hệ số công suất của đoạn mạch cosφ =
chứng tỏ cường độ dòng điện trong mạch sớm pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. - D. Hệ số công suất của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp phụ thuộc tần số dòng điện trong mạch.
Câu 4: Đặt điện áp u = 200
- A. I= 1A
- B. I=
A - C. I= 2A
- D. I=
A
Câu 5: Mắc một cuộn cảm vào một điện áp xoay chiều có tần số f, cuộn cảm có cảm kháng là ZL. Nếu giảm độ tự cảm của cuộn cảm đi một nửa và tần số tăng lên 4 lần thì cảm kháng ZL sẽ:
- A. tăng 8 lần
- B. giảm 8 lần
- C. tăng 2 lần
- D. giảm 2 lần.
Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị
- A.
H. - B.
H. - C.
H. - D.
H.
Câu 7: Mắc đoạn mạch gồm biến trở R và một cuộn cảm thuần có L = 3,2 mH và một tự có điện dung C=2µF mắc nối tiếp vào điện áp xoay chiều. Để tổng trở của mạch là Z = ZL + ZC thì điện trở R phải có giá trị bằng:
- A. 80 Ω
- B. 40 Ω
- C. 60 Ω
- D. 100 Ω
Câu 8: Câu nào dưới đây không đúng?
- A. Công thức tính cosφ = R/Z có thể áp dụng cho mọi loại đoạn mạch điện xoay chiều.
- B. Không thể căn cứ vào hệ số công suất để xác định độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện.
- C. Cuộn cảm có thể có hệ số công suất khác không.
- D. Hệ số công suất phụ thuộc vào điện áp xoay chiều ở hai đầu mạch.
Câu 9: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220 V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127 V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?
- A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
- B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.
- C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
- D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đối với máy phát điện xoay chiều là đúng?
- A. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp của nam châm
- B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng
- C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng
- D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng
Câu 11: Điện năng được truyền đi với công suất P trên một đường dây tải điện với một điện áp ở trạm truyền là U, hiệu suất của quá trình truyền tải là 90%. Nếu giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng giảm công suất truyền tải đi 2 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là:
- A. 80%
- B. 85%
- C. 90%
- D. 95%
Câu 12: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 100 V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 173 V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?
- A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
- B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.
- C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
- D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đối với máy phát điện xoay chiều một pha là đúng?
- A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
- B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phản ứng
- C. Biên độ của suất điện động tỷ lệ với số cặp cực từ của phần ứng
- D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi tuần hoàn thành điện năng
Câu 14: Đặt điện áp u = 120
- A. i=
\cos (100\pi t+ \frac{\pi}{4})$ A - B. i=
\cos (100\pi t+ \frac{\pi}{6})$ A - C. i=
\cos (100\pi t+ \frac{\pi}{12})$ A - D. i=
\cos (100\pi t - \frac{\pi}{4})$ A
Câu 15: Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Cùng tần số.
- B. Cùng biên độ.
- C. Lệch pha nhau 120°
- D. cùng pha nhau.
Câu 16: Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 9 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50 Hz vào động cơ. Rôto lồng sóc của động cơ có thể quay với tốc độ là
- A. 3000 vòng/phút.
- B. 1500 vòng/phút.
- C. 1000 vòng/phút.
- D. 900 vòng/phút.
Câu 17: Từ một trạm phát điện xoay chiều một pha đặt tại vị trí M, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ N, cách M 180 km. Biết đường dây có điện trở tổng cộng 80 Ω (coi dây tải điện là đồng chất, có điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài của dây).
Do sự cố, đường dây bị rò điện tại điểm Q (hai dây tải điện bị nối tắt bởi một vật có điện trở có giá trị xác định R).
Để xác định vị trí Q, trước tiên người ta ngắt đường dây khỏi máy phát và tải tiêu thụ, sau đó dùng nguồn điện không đổi 12 V, điện trở trong không đáng kể, nối vào hai đầu của hai dây tải điện tại M. Khi hai đầu dây tại N để hở thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,40 A còn khi hai đầu dây tại N được nối tắt bằng một đoạn dây có điện trở không đáng kể thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,42 A.
- Khoảng cách MQ là:
- A. 167 km.
- B. 45 km.
- C. 90 km.
- D. 135 km.
Câu 18: Gọi Bo là cảm ứng từ cực đại của một trong ba cuộn dây ở động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện vào động cơ. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm của stato là
- A. B = 0
- B. B = Bo
- C. B = 1,5Bo
- D. B = 3Bo.
Câu 19: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L =
- Khi rô to quay đều với tốc độ n = 1500 vòng/ phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là
- Khi thay đổi tốc độ quay của rô to đến giá trị n0 thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện có giá trị cực đại là UCmax, giá trị của n0 là UCmax lần lượt là:
- A. 750
vòng/phút; 100 V. - B. 750
vòng/phút; 50$\sqrt{3}$ V. - C. 6000 vòng/phút; 50 V.
- D. 1500 vòng/phút; 50
V.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây khi nói về máy biến áp là đúng?
- A. Máy biến áp chỉ cho phép biến đổi điện áp xoay chiều.
- B. Các cuộn dây máy biến áp đều được quấn trên lõi sắt.
- C. Dòng điện chạy trên các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp khác nhau về cường độ và tần số.
- D. Suất điện động trong các cuộn dây của máy biến áp đều là suất điện động cảm ứng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 5: Sóng ánh sáng (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P3)
- Vật lí 12: Bộ 15 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 7: Sóng cơ và sự lan truyền sóng (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 4: Dao động và sóng điện từ (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 34: Sơ lược về laze
- Trắc nghiệm vật lý 12 Bài tập cuối chương VII
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 35: Tính chất và cấu tạo hạt nhân
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P4)