Trắc nghiệm vật lí 8 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào viên bi có thế năng lớn nhất.
- A. Tại A
- B. Tại B
- C. Tại C
- D. Tại một vị trí khác
Câu 2: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?
- A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
- B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất.
- C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
- D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
- A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
- C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.
- D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.
Câu 4: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
- A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
- C. Không có sự chuyển hóa nào.
- D. Động năng giảm còn thế năng tăng.
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.
- A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
- C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
- D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.
Câu 6: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?
- A. Động năng tăng, thế năng giảm.
- B. Động năng và thế năng đều tăng.
- C. Động năng và thế năng đều giảm.
- D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
- A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
- B. Nước trên đập cao chảy xuống.
- C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
- D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 8: Người ta dùng vật B kéo vật A (có khối lượng mA = 10 kg) chuyển động đều đi trên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết CD = 4 m, DE = 1m. Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu?
- A. 4 kg
- B. 2,5 kg
- C. 1,5 kg
- D. 5 kg
Câu 9: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra.
Gọi O là vị trí ban đầu của vật (vị trí cân bằng). Khi nén lò xo một đoạn l, vật ở vị trí M, năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng nào?
- A. Động năng
- B. Thế năng đàn hồi
- C. Thế năng hấp dẫn
- D. Cơ năng
Câu 10: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra.
Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?
- A. Động năng giảm, thế năng tăng.
- B. Động năng tăng, thế năng giảm.
- C. Động năng và thế năng không thay đổi.
- D. Động năng tăng, thế năng không thay đổi.
=> Kiến thức Giải bài 17 vật lí 8: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 14: Định luật về công
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 10: Lực đẩy Ác si mét
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P7)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 13: Công cơ học
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 15: Công suất
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 23 : Đối lưu Bức xạ nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 5: Sự cân bằng lực Quán tính
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 7 vật lí 8: Áp suất
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P1)