Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về chuyển động cơ học:
- A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
- B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi phương chiều của vật
- C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
- D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?
- A. Độ lớn của vận tốc cho biết quỹ đạo của chuyển động
- B. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
- C. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của vận tốc
- D. Độ lớn của vận tốc cho biết dạng đường đi của chuyển động
Câu 3: Các lực tác dụng lên các vật A, B, C được biểu diễn như hình vẽ:
Trong các mô tả bằng lời các yếu tố của lực sau đây, câu nào đúng nhất?
- A. Lực F1 tác dụng lên vật A: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 6N
- B. Lực F2 tác dụng lên vật B: phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 18N
- C. Lực F3 tác dụng lên vật C: phương hợp với đường nằm ngang 1 góc 30 chếch sang phải, chiều từ dưới lên, độ lớn 12N
- D. Các câu trên đều đúng
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?
- A. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng
- B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật
- C. Khi có hai lực tác dụng lên vật và vật cân bằng
- D. Khi có một lực tác dụng lên vật
Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áo lực nhỏ nhất?
- A. Khi bạn nhỏ xác cặp đứng co một chân trên bục giảng
- B. Khi bạn nhỏ xách cặp đứng nhón hai chân
- C. Khi bạn nhỏ không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
- D. Khi bạn nhỏ xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
Câu 6: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cmx10cmx5cm được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật la fd= 2.10N/m$^{3}$. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g= 10m/s$^{2}$.
- A. pmax= 4000Pa; pmin= 1000Pa
- B. pmax= 10000Pa; pmin= 2000Pa
- C. pmax= 4000Pa; pmin= 1500Pa
- D. pmax= 10000Pa; pmin= 5000Pa
Câu 7: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
- A. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông nhau
- B. Tiết diện của các bình thông nhau phải bằng nhau
- C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau
- D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn cùng 1 độ cao
Câu 8: Chọn câu nhận xét sai khi nói về áp suất khí quyển:
- A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= h.d
- B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli
- C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
- D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển
Câu 9: Trong thí nghiệm của torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg= 136000 N/ m. của rượu drượu= 8000 N/ m.
- A. 750mm
- B. 1275mm
- C. 7,5m
- D. 12,75m
Câu 10: Hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
- A. Chỉ chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet
- B. Chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet và lực ma sát
- C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực
- D. Chịu tác dung của trọng lực và lực đẩy Acsimet
Câu 11: Cùng lúc 7 giờ 30 phút sáng có một người đi xe máy từ tỉnh Nam Định đến tỉnh Hòa Bình với vận tốc 40km/h. Đến 8 giờ 45 phút một người đi ô tô đuổi theo người đi xe máy. Biết vận tốc trung bình của người đi ô tô là 70km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Khi đó mỗi người đã đi được bao nhiêu km?
- A. 10 giờ 25 phút; 116,7 km
- B. 9 giờ 20 phút; 116,7 km
- C. 10 giờ 25 phút; 117,6 km
- D. 10 giờ 25 phút; 115,6 km
Câu 12: Lúc 6 giờ sáng ngày hôm nay, từ hai điểm A và B cách nhau 250km có hai ô tô cùng xuất phát và chuyển động ngược chiều nhau. Đến 8 giờ sáng cùng ngày thì hai ô tô gặp nhau. Biết vận tốc của xe đi từ A lớn hơn vận tốc của xe đi từ B là 5 km/h. Vận tốc của xe đi từ A là:
- A. 65km/h
- B. 60km/h
- C. 70km/h
- D. 75km/h
Câu 13: Bến A, bến B cùng nằm trên một con sông và cách nhau 12km. Một ca nô xuất phát từ bến A lúc 7 giờ 30 phút, xuôi dòng đến bến B lúc 8 giờ 6 phút. Ca nô khi đến B thì nghỉ lại tại đó 15 phút, sau đó quay trở lại bến A và đến bến A lúc 9 giờ 9 phút. Tính vận tốc của ca nô khi xuôi dòng và ngược dòng?
- A. 20 (km/h) và 15 (km/h)
- B. 30 (km/h) và 15 (km/h)
- C. 30 (km/h) và 25 (km/h)
- D. 20 (km/h) và 15 (km/h)
Câu 14: Một xe khách đi từ bến xe lên thành phố. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1 = 60km/h, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2 = 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:
- A. 51,3km/h
- B. 50km/h
- C. 49,7km/h
- D. 49km/h
Câu 15: Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 48km mất khoảng thời gian 4 giờ. Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. Một đám bèo trôi theo dòng nước. Chọn đám bèo làm vật mốc thì vận tốc của ca nô là bao nhiêu?
- A. 6km/h
- B. 7km/h
- C. 5km/h
- D. Đáp án khác
Câu 16: Một đòn bẩy như trên hình vẽ. Ban đầu lực F2 tác dụng vào điểm O2 thì ở O1 xuất hiện lực F1 có độ lớn 400N. Nếu dịch điểm đặt lực F2 vào điểm O3 (OO2 = O2O3) thì độ lớn lực F1 là:
- A. 200N
- B. 100N
- C. 800N
- D. 1600N
Câu 17: Để đưa một thùng hàng lên xe tải, một người đã dùng lần lượt 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván người đó đã đẩy thùng hàng lên xe với 4 lực khác nhau: F1=1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N. Bỏ qua ma sát giữa thùng hàng và tấm ván. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
- A. Tấm ván thứ nhất dài nhất
- B. Tấm ván thứ hai dài nhất
- C. Tấm ván thứ ba dài nhất
- D. Tấm ván thứ tư dài nhất
Câu 18: Để kéo một thùng dầu có khối lượng 50kg lên độ cao 1,5m người ta dùng một tấm gỗ phẳng làm mặt phẳng nghiêng. Biết lực dùng để kéo thùng dầu có độ lớn là 100N. Bỏ qua ma sát giữa tấm gỗ và thùng hàng. Chiều dài của tấm gỗ là:
- A. 1,5m
- B. 5m
C. 7,5m
- D. 10m
Câu 19: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
- B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
- C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng khối lượng.
- D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
- A. Người đứng cả hai chân.
- B. Người đứng bằng một chân.
- C. Người đứng bằng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ
- D. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống
Câu 21: Người ta dùng một palăng để đưa một kiện hàng nặng 200kg lên cao. Biết lực cần thiết để kéo vật lên cao là 500N, ma sát và khối lượng ròng rọc không đáng kể. Để kéo kiện hàng này lên cao 5m thì phải kéo dây đi một đoạn là bao nhiêu?
- A. 5m
- B. 10m
- C. 15m
- D. 20m
Câu 22: Một vận động viên bắn súng bắn một phát đạn vào bia cách chỗ người đó đứng là 330m. Khi viên đạn bắn trúng vào bia thì nó sẽ phát nổ. Thời gian từ lúc bắn đến lúc người đó nghe thấy tiếng đạn nổ (khi đạn ghăm vào bia) là 1,6s. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tính vận tốc trung bình của viên đạn?\
- A. 500m/s
- B. 550m/s
- C. 600m/s
- D. 450m/s
Câu 23: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
- A. ma sát lăn
- B. ma sát trượt
- C. ma sát nghỉ
- D. lực quán tính
Câu 24: Trong các câu phát biểu về cơ năng sau câu phát biểu nào sai ?
- A. Đơn vị của cơ năng là Jun.
- B. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
- C. Động năng của vật có thể bằng không.
- D. Lò xo bị nén có thế năng hấp dẫn.
Câu 25: Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
- A. 1 giờ
- B. 1 giờ 5 phút
- C. 1 giờ 10 phút
- D. 1 giờ 15 phút
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 22: Dẫn nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 15: Công suất
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 8: Áp suất chất lỏng Bình thông nhau
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 7 vật lí 8: Áp suất
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 4: Biểu diễn lực
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 14: Định luật về công
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P6)