Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P7)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P7). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng?

  • A. Một chiếc lá rơi từ trên xuống
  • B. Bánh xe khi xe đang chuyển động
  • C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống
  • D. Một viên đá được ném theo phương nằm ngang

Câu 2: Máy bay chở khách đang bay trên bầu trời. Ta nói máy bay đang chuyển động với vật mốc là:

  • A. Phi công lái máy bay
  • B. Hành khách ngồi trên máy bay
  • C. Sân bay
  • D. Ghế máy bay

Câu 3: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động
  • B. Vận tốc cho biết quãng đường đi được
  • C. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của vận tốc
  • D. Vận tốc cho biết tác dụng vật này lên vật khác

Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động
  • B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động
  • C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc
  • D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó

Câu 5: Hai bến sông A và B cách nhau 24km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một cano đi từ A đến B mất 1h. Cũng với cano đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của cano là không đổi.

  • A. 1h30p
  • B. 1h15p
  • C. 2h
  • D. 2,5h

Câu 6: Áp lực là gì?

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Lực ép có phuowg song song với mặt bị ép
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Câu 7: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao?

  • A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn
  • B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào
  • C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ, vì vậy đinh khó vào hơn
  • D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được

Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
  • C. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép
  • C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỷ lệ nghịch với độ sâu
  • D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau

Câu 9: Áp suất khí quyển bằng 76cmHg đổi ra là:

  • A. 76 N/m
  • B. 760N/m
  • C. 103360 N/m
  • D. 10336000 N/m

Câu 10: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 16m, khối lượng 100 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 4m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.

  • A. 750N và 250N
  • B. 850N và 250N
  • C. 750N và 350N
  • D. 850N và 350N

Câu 11: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 2,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

  • A. 2,7N
  • B. 2,2N
  • C. 4,9N
  • D. 0,5N

Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ
  • B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
  • C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi
  • D. Uống nước trong cốc bằng ống hút

Câu 13: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p= d.h vì:

  • A. Vì khí quyển không có trọng lượng riêng
  • B. Vì khí quyển có độ cao rất lớn
  • C. Vì độ cao cột khí quyển không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng khí quyển là thay đổi
  • D. Vì khí quyển rất nhẹ

Câu 14: Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về lực đẩy Acsimet?

  • A. Cùng chiều với trọng lực
  • B. Tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
  • C. Có điểm đặt ở vật
  • D. Luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật

Câu 15: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?

  • A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
  • B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
  • C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
  • D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Câu 16: Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

  • A. 1 giờ
  • B. 1,5 giờ
  • C. 2 giờ
  • D. 2,5 giờ

Câu 17: Hai người đi bộ ngược chiều nhau cùng khởi hành một lúc. Người thứ nhất đi từ A, người thứ hai đi từ B và đi nhanh hơn người thứ nhất. Họ gặp nhau lần đầu tại một điểm cách A 8km và tiếp tục đi không nghỉ. Sau khi gặp nhau người thứ nhất đi tới B thì ngay lập tức quay trở lại A và người thứ hai đi tới A cũng ngay lập tức quay ngược trở lại. Khi ở cách B 5km thì họ gặp nhau lần thứ hai. Tính quãng đường AB.

  • A. 15km
  • B. 14,5km
  • C. 15,5km
  • D. 14km

Câu 18: Bến A và bến B cùng nằm trên một con sông, cách nhau 42km. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B trong 2 giờ 48 phút và ngược dòng từ B về A hết 4 giờ 48 phút. Vận tốc của dòng nước là:

  • A. 3,125km/h
  • B. 3,45km/h
  • C. 3,675km/h
  • D. 3,845km/h

Câu 19: Một chiếc thuyền cao tốc đi từ bến A đến bến B. Trong 2/3 thời gian đầu vận tốc của thuyền là v1 = 45km/h, thời gian còn lại thuyền chuyển động với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để vận tốc trung bình của nó trên cả quãng đường AB là v = 48km/h?

  • A. 54 km/h
  • B. 55km/h
  • C. 65km/h.
  • D. 60km/h

Câu 20: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m so với mực nước biển là:

  • A. 748 mmHg
  • B. 693,3 mmHg
  • C. 663 mmHg
  • D. 960 mmHg

Câu 21: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng trường là:

  • A. Chuyển động thẳng
  • B. Chuyển động cong
  • C. Chuyển động tròn
  • D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 22: Một vật chuyển động đều thì

  • A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
  • B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
  • C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
  • D. vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.

Câu 23: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

  • A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
  • B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
  • C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi
  • D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 24: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

  • A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
  • B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
  • C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
  • D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 25: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:

  • A. P = 92,5W
  • B. P = 91,7W
  • C. P = 90,2W
  • D. P = 97,5W
Xem đáp án
  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021