Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P6)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P6). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có quỹ đạo là đường cong. Hãy chọn câu đúng.
- A. Chuyển động của vật nặng được ném theo phương nằm ngang
- B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất
- C. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi
- D. Các chuyển động trên đều có quỹ đạo là đường cong
Câu 2: Chọn đáp án đúng.
Vận tốc phụ thuộc vào:
- A. Quãng đường chuyển động
- B. Thời gian chuyển động
- C. Cả A và B đúng
- D. Cả A và B sai
Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động
- B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động
- C. Lực chỉ có thể làm vật biến dạng
- D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó
Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ. Biết trên đoạn đường MN= s1, người đó đi với vận tốc v1 trong thời t1; trên đoạn đường NP= s2, người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ= s3, người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:
- A. v= (v1+ v2+ v3)/3
- B. v= (s1+ s2+ s3)/(t1+ t2+ t3)
- C. v= (v1t1- v2t2- v3t3)/(t1+ t2+ t3)
- D. v= (s1/t1 + s2/t2+ s3/t3)
Câu 5: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
- A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu
- B. Trọng lực của tàu
- C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray
- D. Cả ba lực trên
Câu 6: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao?
- A. Vì đêm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm
- B. Vì đệm mút dày hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm
- C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người
- D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn
Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về áp suất chất lỏng?
- A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
- B. Áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc diện tích bị ép
- C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm chiếm tỷ lệ với độ sâu
- D. Áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng đứng yên là khác nhau
Câu 8: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?
- A. Càng tăng,
- B. Càng giảm
- C. Không đổi
- D. Có thể vừa giảm, vừa tăng
Câu 9: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển nhỏ nhất?
- A. Tại đỉnh núi
- B. Tại chân núi
- C. Tại đáy hầm mỏ
- D. Trên bãi biển
Câu 10: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố:
- A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật
- C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và phần thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Câu 11: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 40 km/h. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 60 km/h. Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
- A. 15 giờ 37 phút
- B. 15 giờ 50 phút
- C. 16 giờ 7 phút
- D. 16 giờ 30 phút
Câu 12: Vào lúc 15 giờ có một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B và một xe máy đi từ tỉnh B đến tỉnh A. Đến 17 giờ hai xe này gặp nhau. Biết ô tô đi nhanh hơn xe máy 20km/h, khoảng cách tỉnh A đến tỉnh B là 140km. Tính vận tốc của mỗi xe?
- A. 45 km/h và 35 km/h.
- B. 60 km/h và 25 km/h.
- C. 45 km/h và 25 km/h.
- D. 60 km/h và 35 km/h.
Câu 13: Bến A và bến B cùng nằm trên một con sông, cách nhau 33km. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B trong 2 giờ 12 phút. Biết vận tốc của dòng nước là 5km/h. Thời gian ca nô đi từ B đến A nhiều hơn thời gian đi từ A đến B là:
- A. 2,2 giờ
- B. 4,4 giờ
- C. 6,6 giờ
- D. 8,8 giờ
Câu 14: Đoàn tàu hỏa bắc nam đi từ ga Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Chặng đầu đoàn tàu đi mất 1/3 tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất 1/2 tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường?
- A. 53 km/h
- B. 55km/h
- C. 65km/h.
- D. 60km/h
Câu 15: Xe khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
- A. Hành khách chuyển động so với cây bên đường
- B. Xe khách đứng yên so với đám mây
- C. Người lái xe chuyển động so với xe khách
- D. Bánh xe đứng yên so với mặt đường
Câu 16: Người ta dùng một xà beng có dạng như hình vẽ để nhổ một cây đinh cắm sâu vào gỗ. Biết OA = 25cm, OB = 200cm. Khi tác dụng một lực F = 100N vuông góc với OB tại đầu B ta sẽ nhổ được đinh. Tính lực giữ đinh của tấm gỗ?
- A. 700N
- B. 800N
- C. 750N
- D. 900N
Câu 17: Trong những câu sau đây, câu nào là sai khi ta nói về ròng rọc động?
- A. Ròng rọc động giúp ta thay đổi hướng của lực kéo.
- B. Khi dùng ròng rọc động lực kéo nhỏ hơn trọng lực của vật cần nâng cao.
- C. Khi dùng ròng rọc động ta được lợi về lực.
- D. Ròng rọc động giúp ta được lợi nhiều lần về công.
Câu 18: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
- A. F1A > F2A> F3
B. F3A > F2A> F1A
- C. F1A= F2A= F3A
- D. F2A> F3A> F1A
Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra?
- A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
- B. Con người có thể hít không khí vào phổi
- C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
- D. Vật rơi từ trên cao xuống
Câu 20: Khi làm thí nghiệm đo áp suất khí quyển tại chân núi thì chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli là 74cm. Nếu là thí nghiệm tương tự tại đỉnh núi thì:
- A. Chiều cao của cột thủy ngân giảm
- B. Chiều cao của cột thủy ngân tăng
- C. Chiều cao cột thủy ngân không đổi
- D. Chiều cao cột thủy ngân có thể tăng hoặc giảm
Câu 21: Để đưa một vật có khối lượng 200Kg lên độ cao 4m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo lúc này là F = 900N. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là :
- A. 233,3N
- B. 256,2N
- C. 2800N
- D. 1080N
Câu 22: Một vật chuyển động không đều thì :
- A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
- B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
- C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
- D. vận tốc của vật giảm đều theo thời gian.
Câu 23: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
- A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
- B. Ma sát khi đánh diêm
- C. Ma sát tay cầm quả bóng
- D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 24: Trong các vật sau , vật nào không có động năng ?
- A. quả bóng nằm yên trên mặt sàn
- B. quả bóng lăn trên sàn nhà
- C. Máy bay đang bay
- D. Con chim đang bay
Câu 25: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ ô tô lúc này là:
- A. P = 2kW
- B. P = 2,5kW
- C. P = 4,5kW
- D. P = 5kW
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 10: Lực đẩy Ác si mét
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 5: Sự cân bằng lực Quán tính
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 28: Động cơ nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 16: Cơ năng
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 7 vật lí 8: Áp suất
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P7)
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P6)
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P4)