Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

  • A. Một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác
  • B. Một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác
  • C. Một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động
  • D. Một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác

Câu 2: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Hãy chọn câu đúng.

  • A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
  • B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
  • C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
  • D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động\

Câu 3: Khi có lực tác dụng lên một vật thì:

  • A. vật chuyển động nhanh lên
  • B. vật chuyển động chậm lại
  • C. vật biến dạng và biến đổi chuyển động
  • D. vật bị biến đổi chuyển động

Câu 4: Quan sát một vật thả rơi trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lý nào thay đổi?

  • A. Khối lượng riêng
  • B. Trọng lượng
  • C. Vận tốc
  • D. Khối lượng

Câu 5: Muốn giảm áp suất thì:

  • A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỷ lệ
  • B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỷ lệ
  • C. Tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
  • D. Giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp

Câu 6: Một ô tô nặng 1800kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm, áp suất của ô tô lên mặt đường là:

  • A. 60000 N/m
  • B. 650000 N/m
  • C. 65000 N/m
  • D. 600000 N/m

Câu 7: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

  • A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên
  • B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
  • C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên
  • D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên

Câu 8: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau đây

  • A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= h.d
  • B. Độ lớn của áp suất khí quyển không thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenli
  • C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
  • D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển

Câu 9: Cứ lên cao 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Torixeli có độ cao 400mm. Khi đó máy bay bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết áp suất khí quyển là 760mmHg.

  • A. 8km
  • B. 4,8km
  • C. 4320m
  • D. 3600

Câu 10: Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

  • A. Trọng lực của vật
  • B. Trọng lực của chất lỏng
  • C. Trọng lực của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
  • D. Trọng lực của vật nằm dưới mặt chất lỏng

Câu 11: Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc, một tại A và một tại C để đi về B. A cách C 80 km (hình vẽ). Vận tốc xe đi từ A là 90 km/h còn xe đi từ C có vận tốc 50km/h. Hai xe đến B cùng một lúc.Tính khoảng cách AB?

  • A. 200km
  • B. 180km
  • C. 150km
  • D. 120km

Câu 12: Quãng đường AB dài 100km. Lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay, một người đi xe đạp và một người đi ô tô xuất phát từ hai điểm A, B và chuyển động ngược chiều nhau. Đến 9 giờ 15 phút thì hai người gặp nhau tại điểm C nằm giữa AB. Biết vận tốc của ô tô lớn hơn xe đạp là 54km/h. Khoảng cách từ A đến C là:

  • A. 80km
  • B. 81,5km
  • C. 82,65km
  • D. 83,75km

Câu 13: Một chiếc thuyền xuôi dòng một đoạn sông hết 1 giờ 10 phút, ngược dòng đoạn sông đó hết 1 giờ 30 phút. Biết vận tốc dòng nước là 5km/giờ. Chiều dài của đoạn sông đó là:

  • A. 50km
  • B. 51,2km
  • C. 52,5km
  • D. 53,1km

Câu 14: Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5 giờ. Biết 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 50km/h và 3 giờ sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động là:

  • A. 45km/h
  • B. 44km/h
  • C. 43km/h
  • D. 42km/h

Câu 15: Một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng với vận tốc 17km/h so với bờ sông. Nước chảy với vận tốc 3km/h so với bờ sông. Vận tốc của thuyền so với dòng nước là:

  • A. 20km/h
  • B. 17km/h
  • C. 14km/h
  • D. 3km/h

Câu 16: Một thanh nhẹ AB có thể quay tự do quanh một điểm O cố định với OA=2OB. Đầu A treo một vật có khối lượng 8 kg. Để hệ thống cân bằng người ta treo vào đầu B một vật có khổi lượng m (kg). Giá trị của m là:

  • A. 4kg
  • B. 8kg
  • C. 16kg
  • D. 32kg

Câu 17: Cách nào sau đây không làm giảm độ nghiêng mặt phẳng nghiêng?

  • A. Giảm chiều dài, giữ nguyên độ cao của mặt phẳng nghiêng.
  • B. Tăng chiều dài, giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng.
  • C. Giảm chiều cao, giữ nguyên độ dài của mặt phẳng nghiêng
  • D. Vừa giảm độ cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Câu 18: Hai vật A, B có cùng khối lượng nằm trên hai mặt phẳng nghiêng và được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc (hình vẽ). Chiều dài mặt phẳng nghiêng có vật A là lA; chiều dài mặt phẳng nghiêng có vật B là lB. Kết luận nào dưới đây là đúng?

  • A. Vật B di chuyển xuống dưới vì lB > lA
  • B. Vật B di chuyển lên trên vì vật B ở phía dưới vật A
  • C. Vật A di chuyển xuống dưới vì lB > lA
  • D. Vật A di chuyển lên trên vì vật A ở phía trên vật B

Câu 19: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

  • A. Thể tích toàn bộ vật
  • B. Thể tích chất lỏng
  • C. Thể tích phần chìm của vật
  • D. Thể tích phần nổi của vật

Câu 20: Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tâm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2 S2 thì khi so sánh áp suất hai người đứng trên mặt đất ta có:

  • A. p1 = p2
  • B. p1 = 1,2p2
  • C. p2 = 1,2p1
  • D. p2 = 1,44p1

Câu 21: Một cái búa có trọng lượng 200N được nâng lên cao 0,5m. Công của lực nâng búa là:

  • A. 200J
  • B. 100J
  • C. 10J
  • D. 400J.

Câu 22: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?

  • A. Chuyển động của quả sầu riêng rơi từ trên cây xuống
  • B. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
  • C. Chuyển động của bánh xe ô tô
  • D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

Câu 23: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

  • A. tăng ma sát trượt
  • B. tăng ma sát lăn
  • C. tăng ma sát nghỉ
  • D. tăng quán tính

Câu 24: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng hấp dẫn?

  • A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
  • B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe
  • C. Một máy bay đang bay trên cao
  • D. Một ô tô đang chuyển động trên đường

Câu 25: Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có suất:

  • A. P = 75 W
  • B. P = 80W
  • C. P = 360W
  • D. P = 400W
Xem đáp án
  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021