Trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?

  • A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
  • B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
  • C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
  • D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.
  • B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.
  • C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
  • D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.

Câu 3: Hiện tượng khuếch tán là:

  • A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
  • B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
  • C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
  • D. Hiện tượng cầu vồng.

Câu 4: Khi đổ 200 giấm ăn vào 250 nước thì thu được bao nhiêu hỗn hợp?

  • A. 450
  • B. > 450
  • C. 425
  • D. < 450

Câu 5: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

  • A. Hướng từ dưới lên.
  • B. Hướng từ trên xuống.
  • C. Hướng sang ngang.
  • D. Theo mọi hướng.

Câu 6: và của nước thay đổi như thế nào?

  • A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.
  • B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
  • C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
  • D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

  • A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
  • B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
  • C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
  • D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

Câu 8: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

  • A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
  • B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
  • C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
  • D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 9: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 10: Chọn nhận xét sai:

  • A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
  • B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
  • D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

Câu 11: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?

  • A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.

  • B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  • C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

  • D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Câu 12: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Câu 13: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A. Vì than rẻ hơn củi.

  • B. Vì than dễ đun hơn củi.

  • C. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.
  • D. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi.

Câu 14: Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?

  • A. Nước bị đun nóng

  • B. Nồi bị đốt nóng

  • C. Củi bị đốt cháy
  • D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

  • A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

  • B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

  • C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

  • D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Câu 16: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

  • A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

  • B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
  • C. Không có sự chuyển hóa nào.

  • D. Động năng và thế năng đều tăng.

Câu 17: Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?

  • A. Kéo đi kéo lại sợi dây
  • B. Nước nóng lên

  • C. Hơi nước làm nút bật ra

  • D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.

Câu 18: Động cơ nhiệt là:

  • A. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.

  • B. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.

  • C. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.
  • D. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 19: Các kì của động cơ nổ 4 kì diễn ra theo thứ tự:

  • A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.

  • B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.

  • C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.

  • D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.
Xem đáp án
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021