Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

  • A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.
  • B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.
  • C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
  • D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

Câu 2: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

  • A. 300 kJ
  • B. 250 kJ
  • C. 2,08 kJ
  • D. 300 J

Câu 3: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu?

  • A. 81,33 %
  • B. 83,33 %
  • C. 71,43 %
  • D. 77,33%

Câu 4: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?

  • A. 3800 J
  • B. 4200 J
  • C. 4000 J
  • D. 2675 J

Câu 5: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

  • A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
  • C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • D. Các phương án trên đều không đúng.

Câu 6: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:

  • A. P = 92,5W
  • B. P = 91,7W
  • C. P = 90,2W
  • D. P = 97,5W

Câu 7: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 45km/h. Biết lực cản của không khí và ma sát tác dụng lên ô tô là 200N. Công suất của động cơ ô tô lúc này là:

  • A. P = 2kW
  • B. P = 2,5kW
  • C. P = 4,5kW
  • D. P = 5kW

Câu 8: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Khối lượng.
  • B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
  • C. Khối lượng và chất làm vật.
  • D. Vận tốc của vật.

Câu 9: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?

  • A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.
  • B. Vì lò xo có khả năng sinh công.
  • C. Vì lò xo có khối lượng.
  • D. Vì lò xo làm bằng thép.

Câu 10: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?

  • A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
  • B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất.
  • C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
  • D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.

Câu 11: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

  • A. Động năng tăng, thế năng giảm.
  • B. Động năng và thế năng đều tăng.
  • C. Động năng và thế năng đều giảm.
  • D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 12: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra.

Gọi O là vị trí ban đầu của vật (vị trí cân bằng). Khi nén lò xo một đoạn l, vật ở vị trí M, năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng nào?

  • A. Động năng
  • B. Thế năng đàn hồi
  • C. Thế năng hấp dẫn
  • D. Cơ năng

Câu 13: Chọn câu đúng

  • A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
  • B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
  • C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
  • D. Vì thể tích bảo

Câu 14: Vì sao nước biển có vị mặn?

  • A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
  • B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
  • C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
  • D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 15: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?

  • A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
  • B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
  • C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
  • D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu 16: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?

  • A. Chất khí
  • B. Chất lỏng
  • C. Chất rắn
  • D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí

Câu 17: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

  • A. Hướng từ dưới lên.
  • B. Hướng từ trên xuống.
  • C. Hướng sang ngang.
  • D. Theo mọi hướng.

Câu 18: Chọn câu sai trong những câu sau:

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  • B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  • C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  • D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

  • A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
  • B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
  • C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
  • D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 20: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?

  • A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
  • B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
  • C. Để tăng thêm bề dày của kính.
  • D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

Câu 21: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

  • A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
  • B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
  • C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
  • D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 22: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 23: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  • C. Sự bức xạ.
  • D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 24: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

  • A. Đốt ở giữa ống.
  • B. Đốt ở miệng ống.
  • C. Đốt ở đáy ống.
  • D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu 25: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?

  • A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.
  • B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  • C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  • D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Câu 26: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

  • A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
  • B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
  • C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
  • D. Không khẳng định được.

Câu 27: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:

  • A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.
  • D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Câu 28: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:

  • A. 7°C
  • B. 17°C
  • C. 27°C
  • D. 37°C

Câu 29: Để đưa vật có trọng lượng P = 500 N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

  • A. F = 210 N, h = 8 m, A = 1680 J
  • B. F = 420 N, h = 4 m, A = 2000 J
  • C. F = 210 N, h = 4 m, A = 16800 J
  • D. F = 250 N, h = 4 m, A = 2000 J

Câu 30: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Khi có lực tác dụng vào vật.
  • B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
  • C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.
  • D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên

Câu 31: Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là:

  • A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
  • B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
  • C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
  • D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

Câu 32: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.

  • A. 9,2 kg
  • B. 12,61 kg
  • C. 3,41 kg
  • D. 5,79 kg

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

  • A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  • B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Câu 34: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

  • A. Động năng tăng, thế năng giảm.
  • B. Động năng và thế năng đều tăng.
  • C. Động năng và thế năng đều giảm.
  • D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 35: Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/2 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:

  • A. 50 J
  • B. 100 J
  • C. 200 J
  • D. 600 J

Câu 36: Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?

  • A. Kéo đi kéo lại sợi dây
  • B. Nước nóng lên
  • C. Hơi nước làm nút bật ra
  • D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.

Câu 37: Các kì của động cơ nổ 4 kì diễn ra theo thứ tự:

  • A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.
  • B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.
  • C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.
  • D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.

Câu 38: Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?

  • A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
  • B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
  • C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.
  • D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.

Câu 39: Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 3,2 kW chuyển động với vận tốc 45 km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%, năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.

  • A. 100,62 km
  • B. 63 km
  • C. 45 km
  • D. 54 km

Câu 40: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

  • A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.
  • B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.
  • C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
  • D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.
Xem đáp án
  • 15 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021