Trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 1: Cơ học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi nói mặt trăng quay quanh trái đất, vật chọn làm mốc là:

  • A. Trái đất
  • B. Mặt trăng
  • C. Một vật trên mặt trăng
  • D. Một vật trên trái đất

Câu 2: Trong các phát biểu sau về độ lớn của vận tốc, phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
  • B. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một ngày
  • C. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một phút
  • D. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một giờ

Câu 3: Nếu một vật có lực tác dụng sẽ:

  • A. Thay đổi khối lượng
  • B. Thay đổi vận tốc
  • C. Không thay đổi trạng thái
  • D. Không thay đổi hình dạng

Câu 4: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 5: Một học sinh đi đến trường bằng xe đạp, quãng đường đầu dài 3km đi trong 10 phút, quãng đường sau dài 2km đi trong 5 phút. Vận tốc trung bình của học sinh trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường là:

  • A. 5m/s, 6m/s, 5m/s
  • B. 3m/s, 2,5m/s, 2m/s
  • C. 5m/s; 6,67m/s; 5,56m/s
  • D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s

Câu 6: Muốn tăng áp suất thì:

  • A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỷ lệ
  • B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
  • C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỷ lệ
  • D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Câu 7: Một máy cày có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 10000Pa. Hỏi diện tích bánh của máy cày phải tiếp xúc với ruộng là:

  • A. 1m
  • B. 0,5m
  • C. 10000cm
  • D. 10m

Câu 8: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

  • A. p= d/h
  • B. p= d.V
  • C. p= d.h
  • D. p= h/d

Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

  • A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dộc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài
  • B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn
  • C. Trên các nắp bình xăng của xe máy thông với không khí
  • D. Các ví dụ trên đều đúng

Câu 10: Kết luạn nào sau đây không đúng?

  • A. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất giảm
  • B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì mật độ khí quyển càng giảm
  • C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì lực hút của trái đất lên các phân tử khí càng giảm
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của vật.
  • B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của chất lỏng
  • C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
  • D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng

Câu 12: Hai ô tô ở A và B cách nhau 60 km cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều về phía C. Sau 2,5 giờ thì ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B. Tìm vận tốc mỗi ô tô đi từ A? Biết rằng tổng vận tốc của hai ô tô là 76 km/h.

  • A. 50 km/h
  • B. 52 km/h
  • C. 54 km/h
  • D. 55 km/h

Câu 13: Lúc 5 giờ 25 phút một người đi xe đạp từ địa điểm A để tới địa điểm B. Vào lúc 6 giờ 40 phút, một người khác đi xe đạp từ B về A. Vận tốc người đi từ B là 8km/h, còn vận tốc của người đi từ A là 12km/h. Biết quãng đường AB dài 56km. Hai người này gặp nhau lúc:

  • A. 9 giờ
  • B. 9 giờ 13 phút
  • C. 9 giờ 27 phút
  • D. 9 giờ 34 phút

Câu 14: Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B hết 32 phút và ngược dòng từ B về A hết 48 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A về B hết bao lâu?

  • A. 80 phút
  • B. 96 phút
  • C. 144 phút
  • D. 192 phút

Câu 15: Một xe máy đi từ A về B. Vận tốc của xe trong quãng đường AC là v1 = 40km/h, trong quãng đường CD là v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường DB là v3 = 30km/h. Biết AC = CD = DB. Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:

  • A. 50km/h
  • B. 43,3km/h
  • C. 40km/h
  • D. 38,5km/h

Câu 16: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:

  • A. chuyển động so với tàu thứ hai
  • B. đứng yên so với tàu thứ hai
  • C. chuyển động so với tàu thứ nhất.
  • D. đứng yên so với đường ray

Câu 17: Người ta dùng một đòn bẩy như hình vẽ để nâng một vật nặng. Biết OO2 = 4.OO1. Nếu tác dụng vào điểm O2 một lực có độ lớn 50N thì độ lớn lực F1 xuất hiện ở O1 là:

  • A. 50N
  • B. 100N
  • C. 200N
  • D. 400N

Câu 18: Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật, muốn kéo vật lên cao với lực nhỏ hơn thì ta phải:

  • A. tăng độ cao mặt phẳng nghiêng
  • B. giữ nguyên độ dài mặt phẳng nghiêng
  • C. dùng nhiều người cùng kéo vật
  • D. giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng

Câu 19: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng cao 2m, dài 5m để kéo một thùng hàng nặng 50kg lên cao. Bỏ qua ma sát. Lực cần thiết để kéo thùng hàng là:

  • A. 500N
  • B. 1250N
  • C. 250N
  • D. 200N

Câu 20: 10cm nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m) và 10cm (trọng lượng riêng 130.00N/m) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

  • A. Nhôm
  • B. Chì
  • C. Bằng nhau
  • D. Không đủ dữ liệu kết luận

Câu 21: Một đầu tàu kéo một toa tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30Km/h. Sau đó đoàn tàu đi từ ga B đến ga C với vận tốc 20Km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 10000N. Công của đầu tàu sinh ra khi tàu đi từ A đến C là:

  • A. 4000kJ
  • B. 600000kJ
  • C. 175000kJ
  • D. 20000kJ

Câu 22: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?

  • A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
  • B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
  • C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
  • D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

Câu 23: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

  • A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
  • B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
  • C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.
  • D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Câu 24: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng.Vì sao lò xo có cơ năng?

Hãy chọn câu đúng:

  • A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn
  • B. Vì lò xo có khả năng sinh công
  • C. Vì lò xo có khối lượng
  • D. Vì lò xo làm bằng kim loại

Câu 25: Một máy bơm lớn dùng để bơm nước trong một ao, một giờ nó bơm được 1000m nước lên cao 2m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/dm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m. Công suất của máy bơm là:

  • A. 5kW
  • B. 5200,2W
  • C. 5555,6W
  • D. 5650W
Xem đáp án
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021