Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?
- A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
- B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
- C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.
- D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
Câu 2: Đối lưu là:
- A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
- C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
- D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
- A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
- B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
- C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
- D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
Câu 4: Đơn vị của công suất là
- A. Oát (W)
- B. Kilôoát (kW)
- C. Jun trên giây (J/s)
- D. Cả ba đơn vị trên
Câu 5: Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8 kg dầu thì đưa được 900 nước lên cao 10 m. Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000kg/.
- A. 24,46%
- B. 2,45%
- C. 15,22%
- D. 1,52%
Câu 6: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.
- A. Khi có lực tác dụng vào vật.
- B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
- C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.
- D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên
Câu 7: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
- A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.
- B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.
- C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.
- D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.
Câu 8: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
- A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
- B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
- C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
- D. Các phương án trên đều đúng.
Câu 9: Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
- A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
- B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
- C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
- D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.
Câu 10: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:
- A. 0,47 g
- B. 0,471 kg
- C. 2 kg
- D. 2 g
Câu 11: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- A. Khối lượng.
- B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
- C. Khối lượng và chất làm vật.
- D. Vận tốc của vật.
Câu 12: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
- A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
- C. Không có sự chuyển hóa nào.
- D. Động năng giảm còn thế năng tăng.
Câu 13: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?
- A. Chất khí
- B. Chất lỏng
- C. Chất rắn
- D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
- A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
- B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
- C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
- D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 15: Chọn phát biểu sai?
- A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
- B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
- C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 16: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
- A. 5040 kJ
- B. 5040 J
- C. 50,40 kJ
- D. 5,040 J
Câu 17: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
- A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
- B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
- C. Máy bay đang bay.
- D. Viên đạn đang bay.
Câu 18: Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có suất:
- A. P = 75 W
- B. P = 80W
- C. P = 360W
- D. P = 400W
Câu 19: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
- A. chuyển động không ngừng.
- B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
- C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 20: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
- A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
- B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
- C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
- D. Một cách giải thích khác.
Câu 21: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10. J/kg, 27. J/kg, 44.J/kg.
- A. 9,2 kg
- B. 12,61 kg
- C. 3,41 kg
- D. 5,79 kg
Câu 22: Dẫn nhiệt là hình thức:
- A. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.
- B. Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- C. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
- D. Nhiệt năng được bảo toàn.
Câu 23: Bức xạ nhiệt là:
- A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
- C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
- D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.
Câu 24: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:
- A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
- B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
- C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
- D. Không khẳng định được.
Câu 25: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:
- A. 2,94°C
- B. 293,75°C
- C. 29,36°C
- D. 29,4°C
Câu 26: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
- A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
- B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
- C. Không có sự chuyển hóa nào.
- D. Động năng và thế năng đều tăng.
Câu 27: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.
- A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.
- B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.
- C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
- D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.
Câu 28: Các kì của động cơ nổ 4 kì diễn ra theo thứ tự:
- A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.
- B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.
- C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.
- D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.
Câu 29: Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:
- A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.
- B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.
- C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.
- D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.
Câu 30: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.
- A. 9,2 kg
- B. 12,61 kg
- C. 3,41 kg
- D. 5,79 kg
Câu 31: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?
- A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
- B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
- C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
- D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
Câu 32: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?
- A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.
- B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.
- C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
- D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.
Câu 33: Người ta cần một động cơ sinh ra một công 360kJ trong 1 giờ 20 phút. Động cơ người ta cần lựa chọn có suất:
- A. P = 75 W
- B. P = 80W
- C. P = 360W
- D. P = 400W
Câu 34: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?
- A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.
- B. Vì lò xo có khả năng sinh công.
- C. Vì lò xo có khối lượng.
- D. Vì lò xo làm bằng thép.
Câu 35: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
- A. Khối lượng của vật
- B. Nhiệt độ của vật
- C. Thể tích của vật
- D. Trọng lượng riêng của vật
Câu 36: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
- A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
- B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
- C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
- D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 37: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?
- A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.
- B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
- C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
- D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 38: Chọn câu trả lời sai:
- A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
- C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 39: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?
- A. 1500 W
- B. 500 W
- C. 1000 W
- D. 250 W
Câu 40: Chọn câu đúng
- A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
- B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
- C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
- D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 15: Công suất
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 5: Sự cân bằng lực Quán tính
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 16: Cơ năng
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 22: Dẫn nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P3)