Trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

  • A. trọng lượng của vật
  • B. trọng lượng của chất lỏng
  • C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
  • D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng

Câu 2: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngậpvào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  • A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
  • B. ba vật như nhau
  • C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
  • D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

  • A. tăng ma sát trượt
  • B. tăng ma sát lăn
  • C. tăng ma sát nghỉ
  • D. tăng quán tính

Câu 4: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

  • A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn
  • B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
  • C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
  • D. Để tiết kiệm vật liệu

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ

  • A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
  • B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
  • C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi
  • D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 6: Muốn giảm áp suất thì:

  • A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
  • B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
  • C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
  • D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 7: Đơn vị đo áp suất là:

  • A. N/
  • B. N/
  • C. kg/
  • D. N

Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

  • A. Ma sát làm mòn lốp xe
  • B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
  • C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
  • D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Câu 9: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau

  • A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Đơn vị của áp suất là N/
  • C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
  • D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực

Câu 10: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tácdụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:

  • A. 1
  • B. 0,5
  • C. 10000cm
  • D. 10m2

Câu 11: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

  • A. khối lượng của tảng đá thay đổi
  • B. khối lượng của nước thay đổi
  • C. lực đẩy của nước
  • D. lực đẩy của tảng đá

Câu 12: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

  • A. Vectơ
  • B. Thay đổi
  • C. Vận tốc
  • D. Lực

Câu 13: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?

  • A. Xe đi trên đường.
  • B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
  • C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
  • D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.

Câu 14: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  • A. F1A > F2A > F3
  • B. F1A = F2A = F3A
  • C. F3A > F2A > F1A
  • D. F2A > F3A > F1A

Câu 15: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?

  • A. 1s
  • B. 36s
  • C. 1,5s
  • D. 3,6s

Câu 16: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?

  • A. 50m/s
  • B. 8m/s
  • C. 4,67m/s
  • D. 3m/s

Câu 17: Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd.
  • B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Câu 18: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?

  • A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực.
  • B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét.
  • C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau.
  • D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và cùng chiều với nhau.

Câu 19: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.

  • A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B. Con người có thể hít không khí vào phổi
  • C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
  • D. Vật rơi từ trên cao xuống

Câu 20: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

  • A. 24km/h
  • B. 32km/h
  • C. 21,33km/h
  • D. 16km/h

Câu 21: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

  • A. 76N/
  • B. 760N/
  • C. 103360N/
  • D. 10336000N/

Câu 22: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:

  • A. 4000N
  • B. 40000N
  • C. 2500N
  • D. 40N

Câu 23: Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD( CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:

  • A. Vẫn cân bằng
  • B. Nghiêng về bên trái
  • C. Nghiêng về bên phải
  • D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu

Câu 24: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?

  • A. Đồng
  • B. Sắt
  • C. Chì
  • D. Nhôm

Câu 25: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.

  • A. 1h30phút
  • B. 1h15 phút
  • C. 2h
  • D. 2,5h

Câu 26: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 400m. Nửa quãng đường đầu, xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi trên cát nên vận tốc v2 chỉ bằng nửa vận tốc v1. Hãy tính v1 để người đó đi từ A đến B trong 1 phút.

  • A. 5m/s
  • B. 40km/h
  • C. 7,5 m/s
  • D. 36km/h

Câu 27: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

  • A. tại đỉnh núi
  • B. Tại chân núi
  • C. tại đáy hầm mỏ
  • D. Trên bãi biển

Câu 28: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi?

  • A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
  • B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
  • C. Vì gỗ là vật nhẹ.
  • D. Vì gỗ không thấm nước.

Câu 29 : Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là:

  • A. 1440Pa
  • B. 1280Pa
  • C. 12800Pa
  • D. 1600Pa

Câu 30: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3.

  • A. 8000 N /
  • B. 2000 N /
  • C. 6000 N /
  • D. 60000 N /

Câu 31: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng : rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là dHg=136000N/m3, của nước là dnước=10000N/m3, của rượu là drượu=8000N/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình

  • A. pHg < pnước < prượu
  • B. pHg > prượu > pnước
  • C. pHg > pnước > prượu
  • D. pnước >pHg > prượu

Câu 32: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phầnrộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.

  • A. F = 3600N
  • B. F = 3200N
  • C. F = 2400N
  • D. F = 1200N.

Câu 33: Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân 136000N/m3, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Ở độ sâu bao nhiêu trong nước thì áp suất của nước bằng áp suất ở độ sâu 75cm trong thuỷ ngân?

  • A. 136m
  • B. 102m
  • C. 1020
  • D. 10,2m

Câu 34: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cộtthủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.

  • A. 440 m
  • B. 528 m
  • C. 366 m
  • D. Một đáp số khác

Câu 35: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3, của nước biển là 10300 N/ m3.

  • A. Hộp bị bẹp lại
  • B. Hộp nở phồng lên
  • C. Hộp không bị làm sao
  • D. Hộp bị bật nắp

Câu 36: Một vật có trọng lượng riêng là 26000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  • A.243,75N
  • B.243,5N
  • C.245,5N
  • D.245,75N

Câu 37: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

  • A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
  • B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
  • D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
  • C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 38: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Các ô tô chuyển động đối với nhau
  • B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
  • C. Các ô tô đứng yên đối với nhau
  • D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô

Câu 39: Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động

thẳng trên đường là:

  • A. chuyển động tròn
  • B. chuyển động thẳng
  • C. chuyển động cong
  • D. là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn

Câu 40: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:

  • A. Người soát vé đang đi lại trên xe
  • B. Tài xế
  • C. Trạm thu phí Thủy Phù
  • D. Khu công nghiệm Phú Bài
Xem đáp án

  • 49 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021