Trắc nghiệm vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi hàn điện, ta cần sử dụng máy biến áp có đường kính của dây trong cuộn thứ cấp như thế nào so với đường kính của dây trong cuộn thứ cấp?
- A. bằng
- B. lớn hơn
- C. nhỏ hơn
- D. lớn hơn hay nhỏ hơn đều được
Câu 2: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng khi không tải lần lượt là 55V và 220V. Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng
- A. 2
- B. 4
- C.
- D. 8
Câu 3: Điện năng được tải từ một máy phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây có điện trở R = 50 Ω. Biết điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp máy hạ thế lần lượt là U1=2000 V,U2=200 V. Cường độ dòng điện chạy trọng cuộn thứ cấp máy hạ thế I2=200 A. Hiệu suất truyền tải điện là
- A. 85%
- B. 90 %
- C. 87%
- D. 95%
Câu 4: Nguồi ta cần truyền đi xa một công suất điện 1 MW dưới điện áp 6 kV, mạch có hệ số công suất cosφ = 0,9. Để hiệu suất truyền tải điện không nhỏ hơn 80% thì điện trở R của đường dây phải thỏa mãn
- A.R≤5,8 Ω
- B. R≤3,6 Ω
- C. R≤36 Ω
- D. R≤72 Ω
Câu 5: Điện năng được truyền đi với công suất P trên một đường dây tải điện với một điện áp ở trạm truyền là U, hiệu suất của quá trình truyền tải là 90%. Nếu giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng giảm công suất truyền tải đi 2 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là
- A. 80%
- B. 85%
- C. 90%
- D. 95%
Câu 6: Một đường dây có điện trở R = 2 Ω, dẫn một dòng điện xoay chiều một pha từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng ở nguồn điện lúc phát ra là 5000 V, công suất cần truyền tải là 500 kW. Hệ số công suất của mạch điện là 0,8. Có bao nhiêu phần trăm công suất bị mất trên đường dây do toản nhiệt?
- A. 6,25 %
- B. 10%
- C. 3,25%
- D. 8%
Câu 7: Điện năng ở một trạm điện được truyền đi dưới điện áp 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là 80%. Biết công suất truyền đi là không đổi. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải
- A. giảm điện áp xuống còn 1 kV
- B. tăng điện áp lên đến 8 kV
- C. giảm điện áp xuống còn 0,5 kV
- D. tăng điện áp lên đến 4 kV
Câu 8: Máy biến áp
- A. là thiết bị biến đổi điện áp và tần số của dòng điện xoay chiều
- B. có hai cuộn dây đồng với số vòng bằng nhau cuốn trên lõi thép
- C. có cuộn dây nối với mạng điện xoay chiều được gọi là cuộn thứ cấp
- D. hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 9: Một học sinh quấn một máy biến áp với lõi sắt không phân nhánh, có số vòng dây cuộn thứ cập gầp hai lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp đẻ hở là 1,9 U. Khi kiểm tra thì phát hiện trong cuộn thứ cấp có 50 vòng dây bị quấn ngược chiều so với đa số các vòng dây trong đó. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Tổng số vòng dây đã được quấn trong máy biến áp này là
- A. 1900 vòng
- B. 3000 vòng
- C. 1950 vòng
- D. 2900 vòng
Câu 10: Máy hàn điện nấu chảy kim loại hoạt động theo nguyên tắc biến áp. Máy biến áp này
- A. là máy tăng áp
- B. có tiết diện của dây dẫn ở cuộn sơ cấp lớn hơn so với cuộn thứ cấp
- C. có cuộn so cấp nhiều vòng hơn cuộn thứ cấp
- D. nối với nguồn điện không đổi
Câu 11: Máy hàn điện nấu chảy kim loại theo nguyên tắc biến áp, trong đó vòng dây và tiết diện của cuộn sơ cấp máy biến áp là N1 và S1, của cuộn dây thứ cấp là N2, S2. So sánh nào sau đây là đúng
- A. N1>N2, S1<S2
- B. N1>N2, S1>S2
- C. N1<N2, S1<S2
- D. N1<N2, S1>S2
Câu 12: Biến áp có cuộn dây sơ cấp 200 vòng, cuộn thứ cấp 10 vòng; điện áp và cường độ hiệu dụng ở mạch sơ cấp là 120V và 0,5V. Bỏ qua hao phí, điện áp và cường độ hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là
- A. 6V; 10A
- B. 60V; 5A
- C. 12V; 6A
- D. 12V; 3A
Câu 13: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Nếu thêm vào cuộn thứ cấp 90 vòng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở thay đổi 30% so với ban đầu. Số vòng dây cuộn thứ cấp ban đầu là
- A. 1200 vòng
- B. 300 vòng
- C. 900 vòng
- D. 600 vòng
Câu 14: Điện năng được truyền đi với công suất P trên một đường dây tải điện với một điện áp ở trạm truyền là U, hiệu suất của quá trình truyền tải là H. Giữ nguyên điện áp trạm truyền trải điện nhưng tăng công suất truyền tải lên k lần thì công suất hao phí trên đường dây tải điện là
- A. (1-H)kP
- B.
- C.
- D.
Câu 15. Một người dự định quấn một biến thế để nâng điện áp 110 V lên 220 v với lõi không phân nhánh và số vòng các cuộn ứng với 1,6 vòng/V. Người đó quấn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại quấn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với nguồn có điện áp 110 V, điện áp đo được ở cuộn thứ cấp là 352 V. So với thiết kế ban đầu số vòng bị quần sai là
- A. 11
- B. 33
- C. 22
- D. 66
Câu 16: . Trạm phát điện truyền đi công suất 550 kW, điện áp nơi phát bằng 10 kV. Muốn độ giảm điện áp trên dây tải không vướt quá 10% điện áp nơi phát thì điện trở của dây tải điện không được vượt quá giá trị
- A. 18 Ω
- B. 11 Ω
- C. 55 Ω
- D. 5,5 Ω
Câu 17: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biên áp M1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M2 vào hai đầu cuộn thứ cấp của M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp của M2 để hở bằng 12,5 V. Khi nỗi hai đầu cuộn thứ cấp của M2 với hai đầu cuộn thứ cấp của M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp của M2 để hở bằng 50V. Bỏ qua mọi hao phí, có tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng
- A. 6
- B. 15
- C. 8
- D. 4
Câu 18: Biện pháp nào sau đây không góp phần làm tăng hiệu suất máy biến áp?
- A. dùng lõi sắt có điện trở nhỏ
- B. dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ làm dây quấn máy biến áp
- C. dùng lõi sắt gồm nhiều là sắt mỏng ghép cách điện với nhau
- D. đặt các lá sắt của lõi sắt song song với mặt phẳng chứa các đường sức từ
Câu19: Câu 9. Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiểu để quấn tiếp thêm Vấp cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quản thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0.45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ câp
- A. 40 vòng dây.
- B. 84 vòng dây.
- C. 100 vòng dây.
- D. 60 vòng dây.
Câu 20: Có hai máy biến áp lí tưởng (bỏ qua mọi hao phí) các cuộn sơ cáp có cùng số vòng dây nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy thứ nhất thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp để hở của máy đó là 1,5. Khi đạt điện áp xoay chiều nói trên vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy thứ hai thì tỉ số đó là 2. Khi cùng thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp của mỗi máy 50 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên củ hai máy là bằng nhau. Số vòng dây của cuộn sơ cấp mỗi máy là
- A. 100 vòng
- B. 150 vòng
- C. 250 vòng
- D. 200 vòng
=> Kiến thức Giải bài 16 vật lí 12: Truyền tải điện năng – Máy biến áp
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lí 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 26: Các loại quang phổ
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì I (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 2: Con lắc lò xo (P2)
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 37: Phóng xạ (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 34: Sơ lược về laze
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 Bài tập cuối chương IV
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 17: Máy phát điện xoay chiều