Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 9)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn vật lí 12 phần 9. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó:
- A. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- C. hoá năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- D. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Câu 2: Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng. Chiếu sáng đồng thời 2 khe bằng 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng và $\lambda _{2}$ thì khoảng vân tương ứng là $I _{1}$ = 0,48mm ; $I _{2}$ = 0,36mm. Xét điểm A trên màn quan sát, cách vân sáng chính giữa 1 khoảng x = 2,88mm. Trong khoảng từ vân sáng chính giữa đến điểm A ta quan sát thấy tổng số vân sáng đơn sắc và $\lambda _{2}$ là:
- A. 11
- B. 7
- C. 10
- D. 9
Câu 3: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, các khe S1, S2 được chiếu sáng bởi nguồn S. Cho S1S2 = 0,8mm, khoảng cách D = 1,6m. Hãy xác định bước sóng của ánh sáng biết rằng khoảng cách giữa 2 vân tối liên tiếp nhau là 1mm.
- A. 0,5 µm
- B. 0,45 µm
- C. 0,55 µm
- D. 0,6 µm
Câu 4: Tìm phát biểu sai
- A. Hiện tượng quang phát quang bao gồm huỳnh quang và lân quang
- B. Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang rất ngắn ( nhỏ hơn s )
- C. Ánh sáng phát huỳnh quang phải có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng kích thích
- D. Sự phát quang thường xảy ra ở nhiệt độ tương đối cao
Câu 5: Trong sơ đồ khối của máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận
- A. Khuyếch đại
- B. Tách sóng
- C. Biến điệu
- D. Ăng-ten
Câu 6: Mạch dao động lý tưởng LC có điện tích biến thiên điều hòa theo phương trình q = 4cos(2π.t) (μC). Tần số dao động của mạch là
- A. 10 KHz
- B. 10 Hz
- C. 2π KHz
- D. 2π Hz
Câu 7: Chọn câu đúng. Theo tiên đề Bo thì nguyên tử phát ra photon khi
- A. tồn tại ở trạng thái dừng có mức năng lượng thấp
- B. chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng cao sang trang thái dừng có mức năng lượng thấp hơn
- C. tồn tại ở trạng thái dừng có mức năng lượng cao
- D. chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng thấp sang trang thái dừng có mức năng lượng cao hơn
Câu 8: Chiếu một chùm bức xạ vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chùm bức xạ có bước sóng
- A. 0,2µm
- B. 0,1µm
- C. 0,4µm
- D. 0,3µm
Câu 9: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống phát tia X là 3.V. Bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X mà ống có thể phát ra gần giá trị
- A. 1,6.m
- B. 2,25.m
- C. 4,14m
- D. 3,14.m
Câu 10: Nêu sắp xếp các bức xạ theo thứ tự có tần số tăng dần thì thứ tự đúng là
- A. Ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại, tử ngoại, rơnghen
- B. Rơnghen, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại
- C. Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, rơnghen
- D. Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, rơnghen
Câu 11: Cho là chiết suất màu vàng ; $n_{L}$ là chiết suất màu lam ; $n_{C}$ là chiết suất màu cam ; $n_{T}$ là chiết suất màu tím.Đối với cùng một môi trường trong suốt thì
- A. > $n_{L}$ >$n_{V}$ > $n_{C}$
- B. < $n_{L}$ < $n_{V}$ < $n_{C}$
- C. > $n_{T}$ > $n_{L}$ > $n_{C}$
- D. < $n_{L}$ < $n_{V}$ < $n_{T}$
Câu 12: Người ta không thấy electrôn bật ra khỏi kim loại khi chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào nó là vì
- A. Công thoát của electrôn nhỏ hơn so với năng lượng của photon
- B. Bước sóng của ánh sáng chiếu tới lớn hơn giới hạn quang điện
- C. Kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó
- D. Chùm sáng có cường độ quá nhỏ
Câu 13: Trong nguyên tử hidrô, giá trị của bán kính Bo là ro = 0,53 .m. Bán kính quĩ đạo dừng L là
- A. 1,59 m.
- B. 1,06 m.
- C. 4,77 m.
- D. 2,12 m.
Câu 14: Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì:
- A. ε2 > ε3 > ε1
- B. ε3 > ε1 > ε2
- C. ε1 > ε2 > ε3
- D. ε2 > ε1 > ε3
Câu 15: Mạch dao động LC đang dao động tự do với chu kỳ T. Thời gian ngắn nhất kể từ lúc năng lượng điện cực đại đến lúc năng lượng điện bằng 1/3 năng lượng từ là :
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 16: Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thuỷ tinh thì
- A. Tần số không đổi, bước sóng giảm
- B. Tần số giảm, bước sóng tăng
- C. Tần số tăng, bước sóng giảm.
- D. Tần số không đổi, bước sóng tăng.
Câu 17: Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng = − 0,2125 eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng $E_{n}$ = − 3,4 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng gần giá trị nào sau đây
- A. 0,3897 μm.
- B. 0,4102 μm.
- C. 0,6563 μm.
- D. 0,4861 μm.
Câu 18: Công thoát electrôn của một kim loại bằng 3,43. J . Giới hạn quang điện của kim loại này gần giá trị nào sau đây
- A. 580 nm
- B. 58. m
- C. 43. m
- D. 0,43 μm
Câu 19: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây
- A. có tính kết hợp cao.
- B. Có độ đơn sắc cao.
- C. Có cường độ lớn.
- D. có công suất lớn.
Câu 20: Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào sau đây
- A. Mang năng lượng
- B. Truyền được trong chân không
- C. Là sóng ngang
- D. Phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ
Câu 21: Công thoát của chất Cs là 1,88eV. Bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích có thể gây ra hiện tượng quang điện là
- A. 0,56µm
- B. 0,55µm
- C. 0,66µm
- D. 0,69µm
Câu 22 Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa sẽ tăng khi ta giảm:
- A. khoảng cách từ 2 khe S1;S2 đến màn
- B. khoảng cách từ nguồn sáng đến 2 khe S1;S2
- C. khoảng cách giữa 2 khe S1;S2
- D. bước sóng của ánh sáng tới
Câu 23: Tia Rơnghen có
- A. thể là điện tích âm.
- B. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
- C. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
- D. cùng bản chất với sóng âm.
Câu 24: Quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là
- A. Quang phổ hấp thụ
- B. Quang phổ có những vạch màu riêng lẻ ngăn cách bởi những khoảng tối
- C. Quang phổ vạch phát xạ
- D. Quang phổ liên tục
Câu 25: Điều nào sau đây là sai khi nói về tia X
- A. Do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra
- B. Dùng để chiếu điện nhờ khả năng đâm xuyên mạnh
- C. Có thể làm phát quang một số chất
- D. Có thể huỷ hoại tế bào, diệt vi khuẩn
Câu 26: Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có năng lượng và chuyển lên trạng thái dừng ứng với quỹ đạo N của êlectron. Từ trạng thái này, nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn thì có thể phát ra phôtôn có năng lượng lớn nhất
- A. 4.
- B. 2
- C.
- D. ½
Câu 27: Công thức nào sau đây xác định vị trí vân sáng:
- A. x = k
- B. x = (k + ½)
- C. x = k
- D. x = k
Câu 28: Khi nguyên tử hidrô chuyển từ trạng thái dừng M về trạng thái dừng L thì phát ra phôtôn có bước sóng 1= 0,6563 m và chuyển từ trạng thái dừng N về trạng thái dừng L thì phát ra phôtôn có buớc sóng 2 = 0,4861 m. Năng lượng của phôtôn khi nguyên tử hidrô chuyển từ trạng thái dừng N về trạng thái dừng M gần giá trị nào sau đây
- A. = 4,39.J.
- B. = 1,06.J.
- C. = 2,18.J.
- D. = 7,12.J.
Câu 29: Tính chất sóng của ánh sáng thể hiện rõ ở hiện tượng
- A. quang điện
- B. đâm xuyên
- C. phát quang
- D. giao thoa
Câu 30: Thân thể con người ở nhiệt độ C có thể phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau đây
- A. Tia hồng ngoại
- B. Tia tử ngoại
- C. Bức xạ nhìn thấy
- D. Tia X
Câu 31: Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng có khoảng cách giữa 2 khe là 2mm; khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m. Nguồn phát ra ánh sáng trắng gồm vô số bức xạ đơn sắc có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,76 μm. Bước sóng của các bức xạ bị tắt tại M cách vân sáng trung tâm 3,3mm là
- A. λ 1 = μm ; λ 2 = $\frac{6,6}{11}$μm
- B. λ 1 = μm ; λ 2 =$\frac{6,6}{13}$ μm ; λ 3 =$\frac{6,6}{12}$ μm
- C. λ 1 = μm ; λ 2 = $\frac{6,6}{8}$μm ; λ 3 =$\frac{6,6}{9}$ μm
- D. λ 1 = μm ; λ 2 = $\frac{6,6}{11}$μm ; λ 3 = $\frac{6,6}{13}$μm ; λ 4 = $\frac{6,6}{15}$μm
Câu 32: Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng có khoảng cách giữa 2 khe S1;S2 là 1,2mm. Dùng ánh sáng đơn sắc có = 600nm, Khoảng cách giữa 16 vân sáng liên tiếp là 18mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là:
- A. 1,4m
- B. 0,4m
- C. 2,4m
- D. 1,2m
Câu 33: Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5mm và được chiếu sáng bằng 1 ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN = 2cm) người ta đếm được 10 vân tối và tại M, N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là:
- A. 0,7μm
- B. 0,4 μm
- C. 0,6 μm
- D. 0,5 μm
Câu 34: Chọn câu đúng. Để nguyên tử hyđrô hấp thụ một phôtôn, thì phôtôn phải có năng lượng
- A. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất
- B. Bằng hiệu năng lượng của hai trạng thái dừng bất kì
- C. lớn hơn hiệu năng lượng của hai trạng thái dừng bất kì
- D. Bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất
Câu 35: Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi
- A. nung nóng một chất khí ở áp suất cao.
- B. nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí ở áp suất cao.
- C. nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí.
- D. nung nóng một chất khí ở áp suất thấp.
Câu 36: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i= 0,02cos2000t(A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là
- A. L= 50H
- B. L= 50mH
- C. L= 5. H
- D. L= 5. H
Câu 37: Chọn câu đúng
- A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại
- B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra
- C. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật
- D. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện
Câu 38: Quang phổ vạch phát xạ của Hyđrô có 4 vạch màu đặc trưng:
- A. Đỏ, vàng, lam, tím
- B. Chàm , tím, Đỏ, vàng
- C. chàm , tím , đỏ, lam
- D. Đỏ, lục, lam, tím
Câu 39 : Một môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,65, người ta chiếu vào môi trường ánh sáng đơn sắc có tần số f = 3,64.. Trong môi trường này ánh sáng có bước sóng gần giá trị nào sau đây
- A. 0,75μm
- B. 0,38μm
- C. 0,5μm.
- D. 0,65μm
Câu 40. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai
- A. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
- B. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.
- C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- D. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
- Trắc nghiệm vật lý 12 Bài tập chương V
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 37: Phóng xạ (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng cơ (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 Bài tập cuối chương IV
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 15)