Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 43 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Trắc nghiệm Vật lí 9 bài 43 có đáp án
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo Trắc nghiệm Vật lí 9 bài 43 có kèm theo đáp án giúp học sinh nắm vững nội dung về Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, nâng cao thành tích học tập môn Lí 9 của bản thân.
Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
- A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
- B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
- C. ngược chiều với vật.
- D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 2: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
- A. ảnh ảo ngược chiều vật.
- B. ảnh ảo cùng chiều vật.
- C. ảnh thật cùng chiều vật.
- D. ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
- A. thật, ngược chiều với vật.
- B. thật, luôn lớn hơn vật.
- C. ảo, cùng chiều với vật.
- D. thật, luôn cao bằng vật.
Câu 4: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
- A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
- B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
- C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
- D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:
- A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
- C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
- D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Câu 6: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:
- A. Ảnh thật
- B. Ảnh ảo
- C. Có thể thật hoặc ảo
- D. Cùng chiều vật
Câu 7: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.
Màn cách thấu kính một khoảng:
- A. 20cm
- B. 10cm
- C. 5cm
- D. 15 cm
Câu 8: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
- A. 10cm
- B. 15cm
- C. 5 cm
- D. 20 cm
Câu 9: Cho thấu kính có tiêu cự 20 cm, vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao h = 2 cm. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
- A. d' = 20cm.
- B. d' = 30cm.
- C. d' = 40cm.
- D. d' = 50cm.
Câu 10: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm. Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
- A. 3 lần.
- B. 2 lần.
- C. 5 lần
- D. Ảnh cao bằng vật.
Câu 11: Để dựng ảnh qua thấu kính hội tụ, ta sử dụng tính chất của các tia đặc bệt. Hãy cho biết phương pháp nào sau đây là đúng?
- A. Cả ba phương án đều đúng.
- B. Dùng một tia qua quang tâm và một tia song song với trục chính.
- C. Dùng một tia qua quang tâm và một tia qua tiêu điểm.
- D. Dùng một tia qua tiêu điểm và một tia song song với trục chính.
Câu 12: Qua thấu kính hội tụ, vật AB có ảnh là A'B' có độ lớn bằng vật. Hỏi tiêu cự của thấu kính trên bằng bao nhiêu? biết rằng ảnh A'B' cách thấu kính một khoảng d' = 8 cm.
- A. f = 3 cm.
- B. f = 8 cm.
- C. f = 4 cm.
- D. f = 1 cm.
Câu 13: Người ta đặt một vật AB cách một bức màn 5m và muốn chiếu lên màn một ảnh thật lớn hơn vật bốn lần. Hỏi phải đặt một thấu kính hội tụ cách màn bao nhiêu?
- A. 2m.
- B. 8m.
- C. 4m.
- D. 6m.
Câu 14: Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho một ảnh thật lớn hơn vật hai lần và cách thấu kính 30 cm. Hỏi vật AB cách thấu kính là bao nhiêu?
- A. 60 cm.
- B. 15 cm.
- C. 10 cm.
- D. 30 cm.
Câu 15: Vật AB qua dụng cụ quang học cho ảnh A'B'. Dụng cụ quang học ở cùng một bên so với AB và A'B'.Hãy cho biết tính chất ảnh A'B' và loại dụng cụ quang học trên là loại nào?
- A. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là thấu kính hội tụ.
- B. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương phẳng.
- C. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lồi.
- D. A'B' là ảnh ảo của AB, dụng cụ quang học trên là gương cầu lõm.
Câu 16: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. Ảnh sẽ ngược chiều vật khi tiêu cự của thấu kính là
- A. 40 cm.
- B. 30 cm.
- C. 20 cm.
- D. 10 cm.
Câu 17: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?
- A. 8 cm.
- B. 16 cm.
- C. 32 cm.
- D. 48 cm.
Câu 18: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?
- A, OA = f.
- B. OA = 2f.
- C. OA > f.
- D. OA < f.
Câu 19: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh A'B' nhỏ hơn vật. Vật nằm cách thấu kính một đoạn OA có giá trị là:
- A. f < OA < 2f.
- B. OA > f.
- C. OA < 2f.
- D. OA > 2f.
Câu 20: Vật Ab đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cho ảnh thật A'B' lớn hơn vật. Vật nằm cách thấu kính một đoạn OA có giá trị là:
- A. f < OA.
- B. OA > f.
- C. OA <2f.
- D. OA > 2f.
=> Kiến thức Giải bài 43 vật lí 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Câu hỏi và bài Trắc nghiệm Vật lí 9 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ được KhoaHoc biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm bài học đồng thời kết hợp kiến thức nâng cao nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện môn Lí lớp 9. Học sinh luyện tập và tự đánh giá kết quả của bản thân đạt được bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi, dưới cùng của bài trắc nghiệm có phần xem kết quả để biết bài làm của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 42
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 16: Định luật Jun - Len xơ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 51: Bài tập quang hình học
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P4)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 9)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P1)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 10)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 36: Truyền tải điện năng đi xa