Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)...
2. Luyện tập về kĩ năng đọc hiểu văn bản.
a. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)
b. Nêu nội dung nổi bật và các luận điểm bao trùm của một số văn bản nghị luận đã học(ví dụ :tinh thần yêu nước của nhân dân ta ,đức tính giản dị của bác hồ ,ý nghĩa văn chương ):nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của các laoij bài văn nghị luận (ví dụ;hệ thống luận điểm ,luận cuwsmachj lạc như thế nào ?cách thức lập luận chặt chẽ,giàu sức thuyết phục ra sao?)
c. Trình bày giá trị nội dung và thông điệp từ văn bản nhật dụng Ca Huế trên sông Hương
Bài làm:
a.
- Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
- Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
- Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
b.
Tên bài | Gía trị nội dung | Gía trị nghệ thuật |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. | Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền. Sử dụng từ ngữ dợi hình ảnh (làn sóng, lướt quanh ấn chìm,...) câu văn nghị luận hiệu quả. ( câu có từ quan hệ Từ .......đến....) Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện cảu lòng yêu nước của nhân dân ta. |
Đức tính giản dị | Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. | Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. Lập theo trình tự hợp lí. |
Ý nghĩa văn chương | Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc | Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh. |
Sự giàu đẹp tiếng việt | Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc | Giải thích ngắn gọn mà rõ ý. Chứng minh bằng chứng cứ cụ thể và toàn diện. |
c. Nội dung:
Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
Thông điệp: Đã là ng Việt Nam thì phải giữ gìn bảo vệ truyền thống quý báu của dân tộc....
Xem thêm bài viết khác
- Viết một cặp câu trong đó mỗi câu trình bày một ý riêng, sau đó hãy gộp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà thay đổi nghĩa chính của chúng
- Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm :
- Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản
- Chọn một trong những chủ đề sau để viết thành đoạn văn chứng minh ( khoảng 6-8 câu)
- Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào cần phải viết văn bản báo cáo? Hãy nêu một tình huống khác mà theo em, cần phải viết văn bản báo cáo.
- Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:" Muốn lành nghề. chớ nề học hỏi"
- Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau ? Vì sao?
- Theo em, lí do viết đơn và lí do viết giấy đề nghị giống và khác nhau ở điểm nào ?
- Soạn văn 7 VNEN bài 32: Hoạt động Ngữ văn
- Tại sao nói : Tiếng Việt cần có sự phong phú, đa dạng, nhưng cũng cần có sự thống nhất ?...
- Em hãy cho biết dấu chấm lửng trong mỗi câu dưới đây được dùng để làm gì :
- Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?...