Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
6 lượt xem
Câu 2 (Trang 13 – SGK) Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
Bài làm:
Văn học Việt Nam là sản phẩm tinh thân của tất cả các dân tộc dang sinh sống và cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là nền văn học thống nhất trong sự đa dạng
Quá trình phát triển của văn học gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn:
- Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Văn học chữ Hán: tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu to tiêu biểu với các tác gia tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…
- Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc (truyện thơ nôm ngâm khúc, hát nói). Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm. Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất có thể kể đến là Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Văn học hiện đại:
- Tiếp xúc với các nền văn học phương Tây nên chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Xuất hiện hệ thống nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
- Đời sống văn học sôi động hơn nhờ sự phát triển của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực phổ biến, cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ tự do…)
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
- Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh/chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
- Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão anh chị chọn hình thức kết cấu nào
- Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm viết về lịch sử (Những đoạn trích từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)
- Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Nhập vai Uy-lít-xơ, anh (chị) hãy kể lại cảnh nhận mặt ấy.
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
- Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó
- Soạn văn bài: Lập kế hoạch cá nhân
- Qua những lời thơ tỏ lòng anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam