Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái
Luyện tập
Câu 1: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 10) Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái.
Bài làm:
Qua lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1 ta thấy được sự ý nhị, bằng lòng với tình yêu mà mình đã chọn:
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Cách trả lời của cô gái thật khéo léo, thông minh, không làm cho người mình yêu phải mất mặt. Yêu nhau chắc hẳn cô cũng đã rõ gia cảnh nhà chàng. Sự đồng tình ủng hộ với lời đùa vui của chàng trai khiến ta cảm thấy niềm vui ở cô gái. Dù chàng nghèo em vẫn một lòng một dạ yêu thương.
Sau đó cô gái đã đưa ra lời thách cưới:
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Vật thách cưới ấy thật giản dị và gần gũi với người dân lao động nghèo. Hôn nhân với mỗi người con gái là việc hệ trọng, cô gái có quyền đòi hỏi nhà trai những lễ vật cao sang. Nhưng ở đây, tình yêu thương đã lớn hơn tất cả, họ đến với nhau vì tình cảm chân thành, không coi trọng cuộc sống vật chất. Câu ca dao trên cũng gần với ý thơ trong câu:
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Qua lời khách cưới của cô gái, ta càng cảm thấy yêu thêm tâm hồn lạc quan, vui tươi, yêu đời của những người dân lao động. Dù cuộc sống có nghèo khó, thiếu thốn vật chất nhưng tình cảm luôn chan chứa nghĩa tình. Tiếng cười trong bài ca dao là tiếng cười nhẹ nhàng, cảm thông của người dân lao động dành cho đôi lứa yêu nhau
Xem thêm bài viết khác
- Lê Nin Nói “Tôi không sợ khó, tôi không sợ khổ,tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm tuổi học trò, anh chị hãy kể lại câu chuyện vươn lên trong cuộc sống, học tập
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
- Viết tiếp câu để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó lại đặt nhan đề cho văn bản này
- Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về” có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tấm Cám
- Trong đoạn văn đối thoại trích trong: " Chiến thắng Mtao Mxây" mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có khác với lời thoạt hàng ngày. Chỉ ra sự khác nhau đó.
- Anh/chị đánh giá như nào về nhân vật Ngô và Cải?
- Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng”.
- Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.