Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Chọn ý trả lời đúng
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Chọn ý trả lời đúng.
a. Vì dòng sông mặc áo lụa đào.
b. Vì dòng sông mặc áo mới.
c. Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc.
(2) Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Lần lượt mỗi bạn nói một thời điểm và màu áo của sông thời điểm ấy.
M: Nắng lên (buổi sớm) - áo lụa đào.
(3) Cách nói dòng sông mặc áo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cách nói ấy có gì hay?
(4) Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ? Viết vào vở câu thơ có hình ảnh em thích.
Bài làm:
(1) Tác giả nói là dòng sông điệu vì:
Đáp án: c. Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc.
(2) Trong một ngày, màu sắc của dòng sông thay đổi:
- Sáng sớm: mặc áo lụa đào thướt tha
- Trưa: áo xanh như mới may
- Chiều: Màu áo hây hây ráng vàng
- Đêm: Nền nhung tím trăm ngàn sao lên
- Khuya: Áo đen nép trong rừng bưởi
- Sáng ra: mặc áo hoa từ bao giờ
(3) Cách nói dòng sông mặc áo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Cách nói ấy hay ở chỗ khiến cho dòng sông bỗng chốc trở nên thật giống như một người thiếu nữ, biết làm duyên, biết điệu đà trong sắc áo thay đổi liên tục trong ngày. Dòng sông trở nên sinh động và như có tâm hồn.
(4) Trong bài thơ, em thích nhất là hình ảnh:
"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...".
Những câu thơ ấy khiến em tưởng tưởng ra một khung cảnh ngập tràn sắc trắng và mùi thơm thoang thoảng của hoa bưởi vào buổi sớm. Và dòng sông như đang mặc một chiếc áo hoa, màu trắng của những cánh bưởi rụng xuống trôi nhẹ nhàng theo dòng nước. Một khung cảnh mới đẹp làm sao!
Xem thêm bài viết khác
- Ghi lại kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở)
- Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về vẻ đẹp của mỗi sự vật
- Đọc sách báo, truyện, nghe đài, xem tivi để tìm hiểu về một địa phương ở Việt Nam
- Giải bài 27C: Nói điều em mong muốn
- Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì? Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
- Quan sát những bức tranh sau và cho biết mỗi bức tranh nói về điều gì?
- Nghe thầy cô đọc, viết chính tả: Trăng lên
- Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm:
- Giải bài 19C: Tài năng của con người
- Ai là “con vịt xấu xí” trong truyện này? Vì sao nhân vật đó bị xem là “xấu xí”? Qua câu chuyện, An-đéc-xen muốn nói gì với các em?
- Chơi trò chơi: "Thi tìm nhanh từ (chọn a hoặc b)
- Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé? Vì sao câu chuyện có tên là những chú bé không chết?