Viết đoạn văn có sử dụng câu đăc biệt , câu rút gọn và câu có thành phần trạng ngữ
Viết đoạn văn có sử dụng câu đăc biệt , câu rút gọn và câu có thành phần trạng ngữ
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, mặt trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Lạnh! Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... Nụ cười tươi tắn vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.
- Câu đặc biêt: Lạnh!
- Câu rút gọn: Nụ cười tươi tắn vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức.
- Trạng từ: buổi sáng
Bài tham khảo 2:
Sau những ngày nóng nực, cơn mưa chợt kéo đến khiến mọi vật bừng tỉnh. Cả một bầu trời trong xanh dần bị bao phủ bởi lớp mây đen và ông mặt trời dần biến mất. Gió mỗi lúc một mạnh hơn làm cho không khí dịu mát hẳn lên. Cây cối cũng đung đưa mình theo gió như để vẫy chào cơn mưa chiều nay. Đàn gà con đang kiếm ăn cùng mẹ cũng ráo rác tìm nơi cư trú khi mưa dội xuống. Lộp bộp! Mưa xuống, từng hạt từng hạt rồi ào ào nhưu trút nước. Cây cối đắm mình trong dòng nước mát lành. Đùng...đoàng! Tiếng sấm vang vọng từ đằng xa. Mưa làm không khí mát mẻ, xóa tan đi cái gay gắt của những ngày hè nóng nực.
- Câu đặc biệt: Đùng... đoàng!
- Câu rút gọn: Lộp bộp!
- Trạng từ: sau những ngày nóng nực
Xem thêm bài viết khác
- Hãy pháp biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng,...) của truyện Sống chết mặc bay
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
- Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
- Nội dung chính bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trinh của kinh nghiệm
- Soạn văn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 4
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta:: Không thầy đố mày làm nên
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì
- Nội dung chính bài: Liệt kê