Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lí Bạch với quê hương
C. Hoạt động luyện tập
1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lí Bạch với quê hương
Bài làm:
“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ- Lí Bạch
Xem thêm bài viết khác
- Ghi nhận những lí giải của em về từng vấn đề sau vào ô trống dành cho cá nhân trước khi kết quả thống nhất chung vào phần ô trống ở giữa. Sau đó đại diện báo cáo trươc lớp
- Soạn văn 7 VNEN bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm
- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
- Hãy điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết giá trị biểu đạt của nó:
- Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.
- Hãy xếp nhưng câu dưới đây vào các ô cho phù hợp:
- Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
- Hãy dùng từ ngữ Thuần Việt thay thế các từ Hán Việt in đậm trong những câu dưới đây cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường:
- Từ hoàn cảnh sáng tác bài Cảnh khuya, em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh
- Những nhận định sau nói về tính mạch lạc của văn bản. Hãy cho biết : Nhận định nào đúng , nhận định nào sai?
- Đọc câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và trả lời câu hỏi: Câu chuyện trên đã có bố cục hay chưa?
- Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên của văn bản Những tấm lòng cao cả