Viết một bài văn hoặc bài thơ miêu tả một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử văn hóa trên quê hương em.
3. Viết một bài văn hoặc bài thơ miêu tả một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử văn hóa trên quê hương em.
Bài làm:
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến hồ Hoàn Kiếm, danh lam thắng cảnh gắn liền với bao di tích lịch sử hào hùng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu rủ thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yểu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong đoạn văn sau
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ được miêu tả qua những chi tiết nào?
- "Tiếng việt rất giàu vẻ đẹp". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Sưu tầm thêm 2-3 truyện Trung đại Việt Nam.
- Nhớ lại kiến thức đã học ở học kì I và kể tên các di tích lịch sử, văn hóa ở quê hương em. Sau đó, kể thêm một số danh lam thắng cảnh mà em biết.
- Tưởng tượng mình là "anh đội viên" trong bài Đêm nay Bác không ngủ, tả lại bằng lời nói hình ảnh Bác Hồ trong một đêm Người thức trắng vì thương dân công, bộ đội
- Xác định nhân vật chính và ngôi kể
- Miêu tả một phong cảnh gần gũi, thân thuộc của quê hương em (ví dụ cảnh dòng sông, cây đa, bến nước, ngôi đình; hoặc khu phố, công viên…)
- Em mơ ước điều gì cho quê hương em.
- Viết một đoạn văn(5-7 dòng) miêu tả một nhân vật mà em yêu thích, trong đó có sử dụng các dấu chấm hỏi dấu chấm than.
- Đọc kĩ đoạn 2 và 3 của văn bản và điền vào chỗ trống trong sơ đồ thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người:
- Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau