Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 cuối năm 1427)
Bắt đầu từ năm 1418 cho đến tận cuối năm 1426, nghĩa quân đã hoàn toàn đánh bại quân Minh và giành thắng lợi, mang lại tự do cho đất nước. Vậy quá trình đánh đuổi quân Minh ở những trận cuối đã diễn ra như thế nào? KhoaHoc mời các bạn đến với bài học ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 – cuối năm 1427)
1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)
a. Hoàn cảnh:
- 10/1426, 5 vạn quân viện binh của giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan.
- Âm mưu của Vương Thông: Tiêu diệt lực lượng chủ đạo của ta để giành thế chủ động.
- Quân Lam Sơn: Rút khỏi Cao Bộ, mai phục tại Tốt Động, Chúc Động
b. Diễn biến:
- Sáng 7/11/1426 Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ
- Nghĩa quân mai phuc đánh địch ở Tốt Động, chặn đường rút lui ở Chúc Động.
c. Kết quả:
- Tiêu diệt 5 vạn, bắt sống 1 vạn địch.
- Nhiều tướng giặc bị giết, Vương Thông phải tháo chạy.
d. ý nghĩa: Thay đổi tương quan lực lượng ta, địch.
2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (10/1427).
a. Hoàn cảnh:
- 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.
- Quân ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng trước
b. Diễn biến:
- 8/10/ 1427 Liễu Thăng xuất quân, bị phục kích, bị giết ở Chi Lăng.
- Lương Minh lên thay bị phục kích ở Cần Trạm.
- Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.
- Mộc Thạnh rút chạy về nước.
c. Kết quả:
- Bẻ gãy 2 đạo viện quân của giặc.
- 12/1427 Vương Thông xin hoà, mở hội thề ở Đông Quan, rút khỏi nước ta.
d. ý nghĩa: Chiến thắng quyết định.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
a. Nguyên nhân:
- Sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân.
- Nhờ chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đừng đầu Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
b. ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh.
- Mở ra một thời kì mới cho đất nước.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 90 – sgk lịch sử 7
Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động (qua lược đồ).
Câu 2: Trang 92 – sgk lịch sử 7
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 93 – sgk lịch sử 7
Dựa vào các lược đồ và bài học, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 2: Trang 93 – sgk lịch sử 7
Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 3: Trang 93 – sgk lịch sử 7
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì ?
Xem thêm bài viết khác
- Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?
- Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?
- Em hãy cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần? Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
- Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?
- Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ?
- Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu
- Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?
- Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.
- Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?
- Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?