Bài 6: Biết Ơn
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cần phải nhở vả, cần sự giúp đỡ của người khác chứ không đơn thuần là một mình có thể làm được tất cả. Vì vậy, sau khi nhận được sự giúp đỡ mình cần phải biết ơn họ. Tại sao lại phải biết ơn và biết ơn để làm gì? KhoaHoc mời các bạn đến với bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đọc truyện: “ Thư của một học sinh cũ”.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Vì sao chị Hồng không thể quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm?
- Chị Hồng không thể quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 là bởi vì những ngày đầu tiên đi học, Hồng tập viết bằng tay trái, thầy giáo Phan đã cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn Hồng tập viết, thầy khuyên nhủ Hồng bao điều. Dù đã hai mươi năm nhưng Hồng vẫn nhớ và trân trọng lời chỉ bảo của thầy.
b. Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
- Để tỏ lòng biết ơn đối với thầy Phan, chị Hồng đã :
- Luôn nhớ kỉ niệm về thầy, nhớ đến những lời thầy đã dạy dỗ.
- Chị Hồng tìm được địa chỉ của thầy và viết thư hỏi thăm thầy.
2. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình với những người có công với dân tộc, đất nước.
* Ý nghĩa:
- Là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
* Rèn luyện:
- Phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: Cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ…
- Phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những việc làm thể hiện sự biết ơn:
- Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
- Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình , ông An có vẻ lảng tránh.
- Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng , ngõ xóm sạch đẹp.
- Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
Bài tập b: Em hãy kể lại những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn?
Bài tập c: Sắp đến ngày 20/11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình?
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy đặt cho mình một kế hoạch tập luyện thể dục, thể thao để người khỏe mạnh?
- Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt
- Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?
- Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
- Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
- Hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường.
- Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ?
- Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn.
- Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì:
- GDCD 6: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 9)
- Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?