Biện pháp tu từ trong bài Cổng làng Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ trong bài Cổng làng được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay không những giúp các em trả lời câu hỏi biện pháp tu từ trong bài cổng làng mà giúp các em nắm được khái niệm cổng làng, biện pháp nghệ thuật nhân hóa và các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt. Các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Biện pháp tu từ
Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Cổng làng
Trả lời:
Biện pháp tu từ trong bài cổng làng là: nhân hoá
“Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở. Ồn ào,”
…
Tác dụng: Góp phần gợi tả bức tranh làng quê sinh động, thanh bình.
1. Khái niệm Cổng làng
Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt. Cổng làng phân chia phần đất thổ cư (đất làm nhà ở, vườn) và phần đất canh tác (đất trồng lúa, trồng khoai, hoa màu). Người sống thì sống sau cái cổng làng, người chết thì chôn bên ngoài cổng làng. Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và đời sống tâm linh của con người.
2. Bài thơ Cổng làng
Chiều hôm đón mát cổng làng,
Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi.
Đồng quê vờn lượn chân trời,
Đường quê quanh quất bao người về thôn.
Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.
Trưa hè bóng lặng nắng oi,
Mái gà cục cục tìm mồi dắt con.
Cổng làng vài chị gái non
Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm.
Những khi gió lạnh mưa buồn,
Cổng làng im ỉm bên đường lội trơn.
Nhưng khi trăng sáng chập chờn,
Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.
Ngày xuân lúa chín thơm đưa...
Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng.
Mừng xuân ngày hội cổng làng
Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ.
Ngày nay dù ở nơi xa,
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng,
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.
Bàng Bá Lân
3. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá
Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.
4. Các hình thức nhân hóa trong tiếng Việt
Cách 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.
Các sự vật (đồ vật, con vật, cây cối,…) không chỉ được gọi một cách thông thường mà được gọi giống như con người.
Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.
Cách 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.
Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….
Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.
Cách 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.
Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách đối đáp, trò chuyện của con người.
Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!
Biện pháp tu từ trong bài Cổng làng được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài Cổng làng là gì trên các em có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn tả mẹ lớp 4 ngắn gọn
- Bài văn tả cơn mưa lớp 4
- Thứ tự miêu tả của tác giả trong bài Sầu riêng
- Đọc hiểu Người liên lạc nhỏ
- Đọc hiểu Đôi giày ba ta màu xanh
- Bộ đề Toán lớp 4 kì 2 năm 2021-2022
- Cưu mang nghĩa là gì?
- Tập làm văn lớp 4: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
- Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?
- Cách xác định chủ ngữ vị ngữ
- Tác dụng của từ ghép
- Gò đống là từ ghép gì