Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào
31 lượt xem
Câu 3: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào?
Bài làm:
Bức tranh đời sống hiện lên trong hai câu thơ cuối:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
- Trong hai câu thơ này tác giả miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày. Đây là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối.
- Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. Chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng qúy, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút - nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.
- Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Buổi tối ấy không phải là một buổi tối lạnh lẽo mà là một buổi tối ấm áp bên cạnh gia đình, bên bếp lửa hồng. Từ đó cũng cho thấy tấm lòng người xa quê, dù có gian lao thế nào vẫn hướng về quê hương, đất nước.
- Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, qua đó ta thấy được tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo – một con người dù bản thân hết sức khó khăn nhưng vẫn giành những tình cảm chân quý nhất cho người khác.
Xem thêm bài viết khác
- Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng
- Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
- Nội dung chính bài Tiểu sử tóm tắt
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao
- Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ
- Nội dung chính bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
- Soạn văn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
- Soạn văn 11 bài: Vội vàng trang 21 sgk
- Các biện pháp tu từ trong bài Vội vàng
- Nội dung chính bài Ôn tập phần văn học
- Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"