Nội dung chính bài Tiểu sử tóm tắt Soạn bài Tóm tắt tiểu sử trang 53 Văn 11
Soạn bài Tóm tắt tiểu sử
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi đáp án chi tiết cho phần câu hỏi mở rộng bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 - Trình bày những nội dung chính trong bài Tiểu sử tóm tắt.
Trình bày những nội dung chính trong bài Tiểu sử tóm tắt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ Văn 11 tập 2.
Bài làm:
Ngắn gọn những nội dung chính
- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
- Tiểu sử tóm tắt giúp: giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
Nội dung chính cụ thể
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
1. Mục đích
Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
Tiểu sử tóm tắt giúp: giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
2. Yêu cầu
Tiểu sử tóm tắt phải có thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: cụ thể, chính xác số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm
Nội dung và độ dài: phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
- Chọn tài liệu để viết tiểu sử: Bản tóm lược cần chính xác, chân thực, ngắn gọn.
- Viết tiểu sử tóm tắt:
Tiểu sử bài tiểu luận thường có các phần:
- Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,...) của người được giới thiệu.
- Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người,...
- Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu
- Đánh giá chung
Ví dụ: Tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
- Hàn Mạc Tử ( 1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí; Sinh tại Đồng Hới – Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
- Cuộc đời và sự nghiệp:
- Hàn Mặc Tử làm thơ từ 14, 15 tuổi với hiệu là Lệ Thanh, Phong Trần,...
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới.
- Năm 1936, ông mắc bệnh phong chuyển hẳn về Quy Nhơn chữa bệnh, ở đây nhà thơ không chịu nổi cảnh giam lỏng, cách ly với bên ngoài nên lấy thơ làm bạn. Sau đó ông mất tại Quy Hòa.