Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 6 kì 2

35 lượt xem

Phần 1: Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 6 kì 2

Bài làm:

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 kì 2, các em được học 3 thể loại văn chương:

  • Tác phẩm và truyện kí
  • Các bài thơ
  • Văn bản nhật dụng

Các tác phẩm truyện và kí gồm:

1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

  • Trích từ chương I tác phẩm Dế Mèn phưu lưu kí của Tô Hoài
  • Thể loại: truyện đồng thoại
  • Phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
  • Nội dung chính: Dế Mèn miêu tả lại chân dung của mình, bày trò trêu chị Cốc gây nên cái chết cho Dế Choắt và nhận được bài học đầu tiên trong day dứt, ân hận
  • Nghệ thuật:
    • Miêu tả loài vật đặc sắc, độc đáo, sinh động
    • Sử dụng ngôi kể thứ nhất - Dế Mèn, rất tự nhiên khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn
    • Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng mang sức gợi hình rất lớn.

Xem thêm

2. Sông nước Cà Mau

  • Trích từ chương XVIII truyện Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi
  • Thể loại: truyện dài
  • Phương thức biểu đạt: miêu tả
  • Nội dung chính: Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên lớn, hoang dã và khung cảnh cuộc sống của vùng sống nước Cà Mau rất sống động
  • Nghệ thuật:
    • Miêu tả từ bao quát vừa cụ thể khiến cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ
    • Ngôn ngữ miêu tả sinh động, cụ thể, giàu sức tạo hình.

Xem thêm

3. Bức tranh của em gái tôi

  • Tác giả Tạ Duy Anh
  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, biểu cảm
  • Nội dung chính: Sự hồn nhiên, trong sáng của tâm hồn cô em gái Kiều Phương và tấm lòng nhân hậu đã giúp người anh nhận ra những suy nghĩ sai trái của mình
  • Nghệ thuật:
    • Ngôi kể thứ nhất - nhân vật người anh, câu chuyện được kể lại sinh động, chân thực
    • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

Xem thêm

4. Vượt thác

  • Trích trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng
  • Thể loại: Truyện dài
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung chính: Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn. Qua đó thấy được cuộc sống vất vả, vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn của con người.
  • Nghệ thuật:
    • Nghệ thuật miêu tả chân dung con người khi hoạt động chính xác, giàu tính tạo hình
    • Ngôn ngữ tinh tế, chọn lọc, chính xác

Xem thêm

5. Buổi học cuối cùng

  • Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê
  • Thể loại: truyện ngắn
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung chính: tái hiện lại buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở miền quê vùng An-dát, nơi bị quân Phổ chiến đóng và hình ảnh của thầy Ha-men trong cái nhìn tâm trạng của chú bé Phrăng
  • Nghệ thuật:
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ lời nói và tâm trạng của họ: thầy giáo Ha-men, chú bé Phrăng
    • Lựa chọn ngôi kể thứ nhất - chú bé Phrăng, khiến cho câu chuyện trở nên chân thật, sống động, cảm xúc của nhân vật được khai thác một cách tự nhiên.

Xem thêm

6. Cô Tô

  • Tác giả: Nguyễn Tuân
  • Thể loại: bút kí
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung chính: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thẩ trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết về Cô Tô và yêu mến hơn vùng đất của Tổ quốc
  • Nghệ thuật:
    • Ngôn ngữ điêu luyện
    • Sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc

7. Cây tre Việt Nam

  • Tác giả: Thép Mới
  • Thê loại: kí
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung chính: Khẳng định cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, mang vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây trẻ đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam.
  • Nghệ thuật
    • Sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng
    • Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa
    • Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu

8. Lòng yêu nước

  • Tác giả: I-li-a Ê-ren-bua
  • Thể loại: tùy bút
  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm, nghị luận
  • Nội dung: Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và những người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
  • Nghệ thuật:
    • Hình ảnh chọn lọc, giàu cảm xúc
    • Dẫn chứng cụ thể với biện pháp so sánh thành công
    • Lập luận chặt chẽ

9. Lao xao

  • Trích Tuổi thơ im lặng của Duy Khán
  • Thể loại: kí
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê
  • Nghệ thuật:
    • Quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú về các loài chim, miêu tả tỉ mỉ
    • Đậm chất văn hóa dân gian với các thể loại: đồng dao, cổ tích, thành ngữ

Các tác phẩm thơ gồm:

1. Đêm nay Bác không ngủ

  • Sáng tác năm 1951, của tác giả Minh Huệ
  • Hoàn cảnh sáng tác: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Tấm lòng yêu nước sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ
  • Nghệ thuật:
    • Thể thơ 5 chữ, nhiều vần liền tạo nên nhịp điệu, nhạc tính cho bài thơ
    • Kết hợp giữa lối kể chuyện, miêu tả, biểu cảm với những chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

2. Lượm

  • Sáng tác năm 1949, của Tố Hữu
  • Hoàn cảnh sáng tác: trong thời kì kháng chiến chống Pháp
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Dù đã hi sinh song hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
  • Nghệ thuật:
    • Thể thơ bốn chữ giàu nhạc điệu
    • Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

3. Mưa (đọc thêm)

  • Sáng tác năm 1967, của Trần Đăng Khoa
  • Được rút từ tập thơ Góc sân và khoảng trời - tập thơ đầu tay của ông
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: Miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trong và sau cơn mưa rào ở làng quê. Đồng thời cũng cho thấy tài quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của tác giả.
  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa
    • Thể thơ tự do, nhịp ngắn và nhanh đã tạo được không khí khẩn trương, bất ngờ của cơn mưa rào mùa hạ.

Các văn bản nhật dụng gồm:

1. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

  • Bài viết của tác giả Thúy Lan, được đăng trên báo Người Hà Nội
  • Nội dung: Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. HIện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một nhân chứng lịch sử, không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước
  • Nghệ thuật:
    • Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên
    • Lối viết giàu cảm xúc tạo nên sự hấp dẫn của bài văn

2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

  • Tác giả Xi-át-tơn, thủ lĩnh của người da đỏ
  • Hoàn cảnh ra đời: Đây là bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin của thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn.
  • Phương thức biểu đạt: nghị luận. biểu cảm, tự sự
  • Nội dung: Đưa ra vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại là con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
  • Nghệ thuật:
    • Giọng văn đầy sức truyền cảm
    • Phép so sánh, nhân hóa điệp ngữ phong phú đa dạng

3. Động Phong Nha

  • Tác giả: Trần Hoàng
  • Nội dung: Động Phong Nha ở miền tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất (Đệ nhất kì quan). Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác.
  • Nghệ thuật:
    • Quan sát tỉ mỉ, miêu tả chi tiết, cẩn thận với những con số chính xác
    • Ngôn ngữ chân thực, giản dị nhưng giàu sức gợi hình và gợi cảm
Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội