Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong chương trình ngữ văn 6 kì 2
Phần 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong chương trình ngữ văn 6 kì 2
Bài làm:
1. Từ loại: Phó từ
- Khái niệm: những từ đi cùng với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- Các loại phó từ
- Phó từ đứng trước các động từ, tính từ: đã, sẽ, đang (mang ý nghĩa chỉ thời gian); rất, hơi, quá (chỉ mức độ); vẫn, cứ, còn (chỉ sự tiếp diễn tương tự); không, chưa, chẳng (mang nghĩa phủ định); hãy, đừng, chớ (mang nghĩa cầu khiến)
- Các phó từ đứng sau động từ, tính từ: lắm, quá (chỉ mức độ); được (chỉ khả năng); ra, vào, đi (chỉ kết quả và hướng)
- Ví dụ: Tôi đang nấu cơm; Vẫn còn bao nhiêu nắng,
2. Các biện pháp tu từ
a) So sánh
- Khái niệm: đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu so sánh:
- Ngang bằng: Đôi mắt cô ấy đẹp như vì sao trên trời
- Không ngang bằng: Tôi thấp hơn anh ấy
- Dấu hiệu nhận biết: xuất hiện các từ như, là trong câu
b) Nhân hóa
- Khái niệm: gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
- Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người
- Các kiểu nhân hóa:
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật: chú chim câu, cô mây, cậu gió, ông mặt trời...
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: nắng nhảy nhót trên cành lá; mây lững lờ trôi, gà mẹ âu yếm che chở cho đàn con...
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người: Trâu ơi, ta bảo trâu này; Anh gió ơi, anh đi đâu thế?
c) Ẩn dụ
- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu ẩn dụ: được giảm tải, không cần phải học
- Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm (Ẩn dụ cho Bác Hồ)
d) Hoán dụ
- Khái niệm: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi
- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Các kiểu hoán dụ: được giảm tải, không cần phải học
- Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoán dụ cho con người lao động)
3. Câu và cấu tạo câu
a) Các thành phần chính của câu
- Khái niệm: những thành phần bắt buộc phải có mặt đề câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Còn thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ
- Có 2 thành phần chính trong câu là chủ ngữ và vị ngữ
- Chủ ngữ
- Khái niệm: Nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,...được miêu tả ở vị ngữ; thường trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì? hoặcCái gì?
- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ
- Vị ngữ
- Khái niệm: Kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì? , làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?
- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ
b) Cấu tạo câu
- Câu trần thuật đơn: Câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến
- Câu trần thuật đơn có từ là:
- Vị ngữ do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ),...cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá
- Ví dụ: Nắng mưa là chuyện của trời/Tương tư là việc của tôi yêu nàng
- Câu trần thuật đơn không có từ là
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa
- Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,...của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả . Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ
- Những câu dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biên của sự vật được gọi là câu tồn tại . Mộ trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.
4. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
- Các lỗi về câu thường gặp: thiếu chủ ngữ, vị ngữ, hoặc thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, hoặc câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
- Cách chữa: Thêm chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ, vị ngữ hoặc sửa lại các từ ngữ, cách xưng hô cho phù hợp với quan hệ ngữ nghĩa trong câu
5. Dấu câu
- Dấu chấm: được đặt ở cuối câu trần thuật, cũng có thể đặt ở cuối câu khiến để nhấn mạnh ý cầu khiến
- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn
- Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán
=> Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong dấu ngoặc đơn đằng sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.
- Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ (Trạng ngữ/Khởi ngữ, Chủ ngữ - Vị ngữ)
- Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu: Đào, lê, táo, mận đều là những loại trái cây mà ông em thích
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một người rất giản dị
- Giữa các vế của một câu ghép: Trời đang mưa to quá, chúng tôi không đi học
Xem thêm bài viết khác
- Đề 2 bài tập làm văn số 7 Ngữ văn 6: Từ bài văn Lao xao của Duy Khánh
- Bài tập làm văn số 7 Ngữ văn 6 miêu tả sáng tạo trang 122
- Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại
- Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 6 kì 2
- Từ việc đọc bài thơ Chợ tết của Nguyễn Văn Cừ, hãy miêu tả quang cảnh phiên chợ Tết theo trí tưởng tưởng của em.
- Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, hãy viết bài văn miêu tả trận mưa theo quan sát và trí tưởng tượng của em
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong chương trình ngữ văn 6 kì 2
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 6 kì 2
- Từ bài Cô Tô của Nguyễn Tuân, em hãy miêu tả quang cảnh mặt trời mọc (hoặc cảnh hoàng hôn) trên biển.
- Em hãy miêu tả quang cảnh một đầm sen đang mùa hoa nở.
- Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 6 học kì II
- Dựa vào những câu chuyện cổ tích về dũng sĩ em đã học hoặc đã đọc, hãy miêu tả lại hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em