Soạn bài: So sánh
Chúng ta thường xuyên so sánh cái này với cái kia, vật này với vật kia. Tuy nhiên, có mấy ai hiểu được khái niệm về so sánh. Và để giúp các bạn học sinh hiểu sâu hơn KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. Kiến thức trọng tâm
I. So sánh là gì?
a) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
So sánh: Trẻ em = búp trên cành =>Đều non tơ, trẻ trung, bụ bẫm, đáng yêu.
b) …Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
So sánh: Rừng đước = hai dãy trường thành vô tận=>Đều cao, dài, chắc chắn, vững chãi.
=>So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Cấu tạo của phép so sánh
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
- Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh)
- Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh)
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn công cha
Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào
=> Dùng dấu hai chấm ( :) để thay cho từ so sánh.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
=> Đảo vị trí của hai vế. Đáng lẽ viết: “Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng”.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 25 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Với mỗi mẫu câu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:
(đọc ví dụ ở trang 25 và 26 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Câu 2: Trang 26 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
- khoẻ như ...
- đen như ...
- trắng như ...
- cao như ...
Câu 3: Trang 26 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " So sánh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2
Viết một đoạn văn tả cảnh bình minh, trong đó có sử dụng phép so sánh.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào
- Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương đã vẽ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thánh Gióng
- Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ấy
- Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết
- Soạn bài: Treo biển
- Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài học đường đời đầu tiên
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thầy bói xem voi
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng