Soạn bài: Buổi học cuối cùng
"Bài học cuối cùng" là câu chuyện cảm động của thầy trò Ha-men, câu chuyện thể hiện lòng yêu nước và tình yêu tiếng nói dân tộc. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. Tác giả:
- An-phông-xơ Đô-đê (1840 – 1897).
- Là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2. Tác phẩm:
- Buổi học cuối cùng
- Bối cảnh ra đời: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thu trận, hai vùng An-đát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm".
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Câu 2: Trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2
Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc nhôn ngữ thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
Câu 3: Trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Câu 4: Trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2
Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Câu 5: Trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2
Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:
- Trang phục;
- Thái độ đối với học sinh;
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp;
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
Nhân vật Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Câu 6: Trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ây.
Câu 7*: Trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2
Trong truyện, thầy Ha-men có nói : "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Luyện tập
Bài tập 2 - trang 56 SGK Ngữ Văn 9 tập 2
VIết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha - men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê
Xem thêm bài viết khác
- Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
- Sau khi được đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu thế nào về “Đệ nhất kì quan” này?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mưa
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cây tre Việt Nam
- Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết "Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh"
- Soạn bài: Lòng yêu nước
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sống, trên núi hay ở đồng bằng) mà em đã quan sát được.
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều gì kì lạ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
- Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?