Nội dung chính bài: Nhân hóa

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Nhân hóa". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là :

  • Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật
  • Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

I – Nhân hóa là gì?

  • Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
  • VD: Chú công khoác lên mình bộ áo lộng lẫy bảy sắc màu

II – Các kiểu nhân hóa

Nhân hoá được thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hoá. Có ba kiểu nhân hoá cơ bản

  • Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

VD1: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

=> Trâu ơi: Cách xưng hô với trâu như với con người.

  • Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.

VD2: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

  • Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật

VD3: Chi chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “chị” để gọi cho loài chim.

Back to top

  • 3 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021