Nội dung chính bài: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
  • Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi nghờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Công dụng.

Dấu câu

Công dụng

Ví dụ

Dấu chấm

đặt cuối câu để kết thúc một câu kể.

Em phải giữ sách vở, quần áo cho sạch sẽ.

Dấu chấm hỏi

đặt cuối câu hỏi để kết thúc câu hỏi.

Con hãy kể cho hố mẹ nghe ở lớp con đã ngoan như thế nào?

Dấu chấm than

đặt cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến.

Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta !

2. Chữa một lỗi thường gặp.

  • Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
    • Câu thứ nhất và câu thứ hai không phải là câu nghi vấn, mà là câu trần thuật. Các dấu chấm hỏi dùng sai.
    • Chữa lại câu sai: Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa.

Back to top

  • lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021