Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
Luyện tập
Bài tập 2 - trang 56 SGK Ngữ Văn 9 tập 2
VIết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha - men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
Bài làm:
Buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp - pe, nghe tiếng sáo hót ven rừng, đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thầy Ha - men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Phrăng nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giờ từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha - men như thể sợ thầy có thể biến mất. Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của thầy Ha - men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức. Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Mẹ hiền dạy con
- Cách dùng dấu phẩy của tác giả Thép mới trong câu văn dưới đây tạo nên nhịp điệu như thế nào
- Đề 5 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: tả bà nội
- Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
- Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lặn, trong đó có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
- Soạn bài: Mưa
- Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc và hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
- Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày. Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người
- Đọc đoạn còn lại của bức thư và trả lời câu hỏi
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?