Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P3)

13 lượt xem

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Công an bắt người khi nghỉ ngờ người đó ăn trộm.
  • B. Công an bắt người khi người đó có dự định ăn trộm.
  • C. Công an bắt người khi bắt quả tang người đó đang ăn trộm.
  • D. Công an bắt người khi người đó có dấu hiệu ăn trộm.

Câu 2: Trong trường hợp cần thiết phải bắt người khẩn cấp, người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản cho cơ quan nào để phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp?

  • A. Tòa án cùng cấp
  • B. Cơ quan Công an cấp trên
  • C. Viện kiểm soát cùng cấp
  • D. Ủy ban nhân dân cùng cấp

Câu 3: Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào duới đây ?

  • A. Ngăn chặn hành vi bắt người theo nhu cầu.
  • B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện.
  • C. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
  • D. Đảm bảo quyền tự do đi lại của công dân.

Câu 4: Ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác ?

  • A. Cha mẹ có quyền kiểm soát thư, điện thoại của con.
  • B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • C. Bạn bè thân có thể xem tin nhắn của nhau.
  • D. Anh, chị có quyền nghe điện thoại của em.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

  • A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.
  • B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
  • C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.
  • D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 6: Kê từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện Kiểm sát có thời hạn bao lâu để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt?

  • A. 12 giờ
  • B. 24 giờ
  • C. 36 giờ
  • D. 48 giờ.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Công an bắt người khi bắt quả tang người đó đang ăn trộm.
  • B. Công an bắt người khi có sự đồng ý của trưởng thôn.
  • C. Công an đọc lệnh và bắt người theo quyết định của Tòaán.
  • D. Công an đọc lệnh và bất người theo sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát.

Câu 8: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây ?

  • A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.
  • B. Phá biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
  • C. Chê bai trường mình ở nơi khác.
  • D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

Câu 9: Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pahps luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân ?

  • A. Tự tiện bắt người.
  • B. Đánh người gây thương tích.
  • C. Tự tiện giam giữ người.
  • D. Đe dọa đánh người.

Câu 11: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền tự do báo chí.
  • B. Quyền tự do ngôn luận.
  • C. Quyền chính trị.
  • D. Quyền văn hóa – xã hội.

Câu 12: Lan vào văn phòng nhà trường lấy báo và thấy có lá thư gửi cho Hoa - bạn cùng lớp với Lan. Lan nghĩ hai đứa là bạn thân nên đã mở thư của Hoa ra đọc. Nếu là bạn của Lan, em sẽ chọn cách ứng xử nào cho phù hợp?

  • A. Cùng đọc nội dung thư của Hoa.
  • B. Kể ngay với Hoa để Hoa xử lý Lan.
  • C. Loan tin đến tất cả mọi người để phê bình Lan.
  • D. Khuyên Lan xin lỗi Hoa vì đã xâm phạm thư tín của bạn.

Câu 13: Nhận định: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp bắt quả tang” muốn đề cập đến:

  • A. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • C. Khái niệm quyền được pháp luật được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự.
  • D. Khái niệm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại.

Câu 14: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhấn phẩm của người khác là một trong những nội dung cơ bản của quyền

  • A. Bât khả xâm phạm về thân thể và quyên được tôn trọng của công dân
  • B. Đực pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
  • C. Bất khả xâm phạm và quyền bình đẳng của công dân
  • D. Được đảm bảo an toàn và bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 15: Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được đảm bảo về nhân thân.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông.

Câu 16: P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
  • D. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.

Câu 17: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân ?

  • A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
  • B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
  • C. Khi được nhờ bạn cầm điện thoại hộ.
  • D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.

Câu 18: Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, Công an phường Q đã bắt giam ông S và dọa nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của Công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • B. Quyền tự do cá nhân.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Quyền tự do đi lại.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án.
  • B. Không ai bị bắt nếu không có phê chuẩn của Viện Kiểm sát.
  • C. Không ai bị bắt trừ trường hợp bắt quả tang.
  • D. Không ai bị bắt trừ trường hợp có sự phê chuẩn của Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu 20: Trường hợp cán bộ xã nghi ngờ con bà B (mới đi cai nghiện về) ăn trộm lúa của bà con, công an xã vào nhà bà B bắt người. Trường hợp này đã vi phạm:

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân

Câu 21: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Công dân bình thường không có quyền băt người trong bất cứ trường hợp nào
  • B. Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân cũng là góp phần bảo vệ quyền con người.
  • C. Đối với người đang thực hiện tội phạm và bị phát hiện thì ai cũng có quyền bắt.
  • D. Tự ý bắt, giam, giữ người do nghi ngờ không có căn cứ là hành vi trái pháp luật.

Câu 22: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyên bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Ông A bị phạt tù 7 năm vì hành vi đánh người gây thương tích.
  • B. Thử nghiệm loại thuộc chữa bệnh mới trên cơ thể bệnh nhân khi chưa được sự đồng ý của bệnh nhân hoặc của người nhà bệnh nhân.
  • C. Mổ tử thi người quá cố theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề phục vụ điều tra vụ án.
  • D. Ông B say rượu, chống người thi hành công vụ nên bị còng tay đưa về trụ sở Công an phường.

Câu 23: Công an xã A bắt người khẩn cấp vì người đó đang bị truy nã. Hành vi này dã thực hiện đúng:

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về phẩm chất, danh dự của công dân.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về chỗ ở của công dân.

Câu 24: Khi Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì người bị bắt:

  • A. Phải được đến bù.
  • B. Được trả tự do sau 12 giờ.
  • C. Phải được trả tự do ngay.
  • D. Được trả tự do sau 24 giờ.

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Không ai bị bắt nếu không có sự đồng ý của gia đình.
  • B. Không ai bị bắt nếu không có sự đồng ý của tổ chức xã hội địa phương.
  • C. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án.
  • D. Không ai bị bắt nếu không có sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P4) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội