Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình.
C. Hoạt động luyện tập
1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?
Bài làm:
Trong Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình không những không gây mâu thuẫn mà còn giúp cho bài chiếu càng tăng thêm sức thuyết phục. Quyết định dời đô là một quyết định trọng đại, mang tính bước ngoặt của cả một dân tộc. Vì vậy, việc nhà vua khi viết có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, đặc biệt việc kết thúc bài chiếu với câu hỏi: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" vừa có tính chất ban bố, lại vừa có tính chất đối thoại, thăm dò ý kiến của quần thần. Điều này xóa nhòa đi khoảng cách giữa bậc quân vương với bách gia trăm họ, dễ tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Từ đó mà vua – tôi dễ đồng lòng quyết tâm xây dựng đất nước thịnh vượng và vững mạnh, huy hoàng.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học đều thể hiện những khát vọng cao cả, mãnh liệt của người viết.
- Sự tương phản trong tính cách của Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa
- Gạch dưới câu cảm thán trong những đoạn trích sau:
- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:
- ) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, ...
- Nhận xét về những nét khác biệt cơ bản giữa thơ mới và thơ trung đại qua những bài thơ đã học.
- Đọc những vế câu/ câu trong bảng dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
- Đọc thông tin trong bảng sau:...
- Vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt, em hãy giải thích nghĩa của từ tường trình.
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì?
- Sưu tầm một văn bản nghị luận (dài khoảng 1 – 2 trang) giàu yếu tố biểu cảm.