Đọc phần giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù và nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đề từ của tập nhật kí:
A. Hoạt động khởi động
Đọc phần giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù và nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đề từ của tập nhật kí:
Tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày tháng đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Ngoài bìa tập thơ, Người viết mấy câu đề từ:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
Tuy Bác Hồ viết Nhật kí trong tù chỉ để “ngâm ngợi cho khuây” trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người. Có thể nói Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
Bài làm:
Bốn câu thơ đề từ của tập nhật kí đã khái quát một tinh thần, ý chí nghị lực phi thường, một lí tưởng lớn lao, vĩ đại của Bác Hồ. Với Bác, chính sự gian khổ lại là điều kiện để rèn luyện tinh thần. Bài thơ muốn nói lên rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt và ngặt nghèo đến mấy thì Bác vẫn luôn tâm niệm sẽ làm nên một sự nghiệp lớn lao, cao cả. Bác luôn sẵn sàng đương đầu thử thách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu ba tình huống cần phải viết văn bản thông báo ở trường em.
- Những cụm từ in đậm trong các câu sau có tác dụng gì?
- Tình cảm nào chi phối ngòi bút của Ai – ma – tốp trong đoạn trích Hai cây phong?
- Văn bản thông báo có gì giống và khác văn bản tường trình
- Trong cuộc sống, chúng ta vẫn gặp những người có tính cách giống đám thợ phụ. Theo em,
- Đóng vai con hổ trong bài thơ nhớ rừng và thuật lại tâm trạng tiếc nuối quá khứ.
- Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
- ) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, ...
- Sưu tầm một số câu văn câu thơ, câu ca dao tục ngữ có cách sắp xếp trật tự từ độc đáo...
- Nếu phải viết một bài tập làm văn giải thích vì sao con người cần phải sống có trách nhiệm, em sẽ lựa chọn những luận điểm nào dưới đây :
- Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nhắc đến việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc.
- Lập dàn bài cho các đề bài sau:...