Đất gồm những thành phần nào? Ôn tập Địa 10
Đất gồm những thành phần nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu tổng quan về đất, phân loại đất, quá trình hình thành đất, bản chất của đất. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé
Đất gồm những thành phần nào? - Địa lí 10
Câu hỏi: Đất gồm những thành phần nào?
Trả lời:
Đất (hay thổ nhưỡng) gồm 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
+ Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu tồn tại ở tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn.
1. Tổng quan về đất
Đất còn được gọi với một cái tên khác là thổ nhưỡng. Đây là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên. Nói cách khác, từng lớp khoáng mỏng khi được phong hóa cùng các chất hữu cơ đã hình thành nên đất. Thổ nhưỡng có chứa rất nhiều thành phần như nước, mùn, khoáng, không khí, các loại vi sinh vật và côn trùng khác.
2. Phân loại đất
Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và oxy (O2) cũng như hấp thụ dioxide cacbon (CO2) đồng thời tạo ra thức ăn cho con người.
Đất có thể chia ra thành hai lớp tổng quát hay tầng: tầng đất bề mặt, là lớp trên cùng nhất, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú và tầng đất cái, tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:
+ Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
+ Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.
+ Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.
+ Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian. Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ...
Các loại đất nguyên thủy bị chôn vùi dưới các hiệu ứng của các sinh vật được gọi là đất cổ.
Các loại đất tiến hóa tự nhiên theo thời gian bởi các hoạt động của thực vật, động vật và phong hóa. Đất cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động sống của con người. Con người có thể cải tạo đất để làm cho nó thích hợp hơn đối với sự sinh trưởng của thực vật thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên hay tổng hợp, cũng như cải tạo tưới tiêu hay khả năng giữ nước của đất. Tuy nhiên, các hoạt động của con người cũng có thể làm thoái hóa đất bởi sự làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng, ô nhiễm cũng như làm tăng sự xói mòn đất.
3. Quá trình hình thành đất
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.
4. Bản chất của đất
Đất là hỗn hợp các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước có khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất. Trong đất chứa không khí nước và chất rắn. chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, chiếm gần 100 % khối lượng đất và chia làm hai loại: chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ.
Đất canh tác khô thường chứa khoảng 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ. Một số loại đất như đất than bùn có thể chứa tới 90% chất hữu cơ. Một số loại đất khác như đất xám có tầng loang lỗ, đất xám glay hay đất xói mòn tro sỏi đá chỉ chứa đến khoảng 1% chất hữu cơ.
Tầng đất trên cùng dày khoảng vài đến vài chục centimet, được gọi là tầng A, hay còn gọi là đất mặt. Đây là lớp đất chứa nhiều chất hữu cơ nhất và cũng là vùng có vi sinh vật hoạt động mạnh nhất. Ion kim loại và các hạt sét trong tầng A rất dễ bị cuốn theo nước. Tầng đất tiếp theo được gọi là tầng B hay tầng đất cái. Tầng này tiếp nhận chất hữu cơ, các loại muối, hạt sét từ tầng mặt. Tầng C được tạo thành từ đá gốc đã phong hóa. Loại đá gốc từ đó quyết định thành phần và tính chất chính của đất tạo thành.
- Bài tập tính múi giờ
- Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là?
- Thương nghiệp là gì?
- Dòng biển là gì?
- Nhiệt lượng mặt trời mang đến bề mặt trái đất luôn thay đổi theo vĩ độ
- Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là?
- Tóm tắt kiến thức Địa lí 10
Đất gồm những thành phần nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lí lớp 10, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?
- Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sửa
- Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu?
- Khu công nghiệp tập trung là gì?
- Điểm công nghiệp là gì?
- Công thức tính góc nhập xạ là gì?
- So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy
- Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là?
- Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là
- So sánh nội lực và ngoại lực
- Phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của
- Gió tây ôn đới là loại gió thổi từ?