Đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 6 - tất cả các môn Đề thi giữa kì 2 lớp 6 - Kết nối tri thức
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 6 - tất cả các môn được Khoahoc tổng hợp và đăng tải. Gồm tổng hợp đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 6, để các em ôn tập đồng thời nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian làm bài đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Dưới đây là nội dung chi tiêt, các em cùng tham khảo nhé.
- Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 2 năm 2021 - 2022
- Đề cương ôn thi giữa kì 2 lớp 6 môn tiếng Anh năm 2022
- Bộ đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2021
- Đề cương ôn thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2021 - 2022
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2022
- 1. Đề cương ôn tập Toán 6 giữa học kì 2
- 2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2
- 3. Đề cương ôn tập Hóa học 6 giữa học kì 2
- 4. Đề cương ôn tập Tin học 6 giữa học kì 2
- 5. Đề cương ôn tập Vật lý 6 giữa học kì 2
- 6. Đề cương môn GDCD 6 giữa học kì 2
- 7. Đề cương môn Lịch sử 6 giữa học kì 2
- 8. Đề cương môn Công nghệ 6 giữa học kì 2
- 9. Đề cương môn Sinh học 6 giữa học kì 2
- 10. Đề cương môn Địa lý 6 giữa học kì 2
1. Đề cương ôn tập Toán 6 giữa học kì 2
A/ LÝ THUYẾT.
1. Thu thập, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu.
2. Biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép.
3. Kết quả có thể, sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm.
4. Xác suất thực nghiệm.
5. Phân số bằng nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu phân số, so sánh phân số, hỗn số dương.
6. Phép cộng phân số và các tính chất của phép cộng phân số. Phép trừ phân số.
7. Điểm và đường thẳng.
8. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
9. Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng.
B/ BÀI TẬP.
Dạng 1: Trắc nghiệm
Câu 1. Cho bảng thống kê biểu diễn số lượng các bạn học sinh thích ăn các món: gà rán, xúc xích, pizza của lớp 6D như sau:
Món ăn | Số lượng |
Gà rán | 10 |
Xúc xích | 20 |
Pizza | 15 |
Nếu ta sử dụng mỗi 😄 tương ứng với 5 bạn thì số biểu tượng tương ướng với số bạn thích ăn xúc xích là bao nhiêu?
A.2. B. 3. C. 4. D.5.
Câu 2. Một cuộc điều tra về thói quen tập thể dục của 30 học sinh lớp 6A cho ra bảng thống kê sau:
Tình trạng | Số lượng |
Thường xuyên | 10 |
Thỉnh thoảng | 7 |
Không bao giờ | x |
Khi đó x là:
A. 10. B. 13 .
C. 30. D. 7 .
Biểu đồ cột kép ở Hình dưới cho biết dân số của xã A và xã B trong ba năm 2016, 2017, 2018.
Trả lời từ câu 3 đến câu 6
Tham khảo đề thi tại: Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 2 năm 2021 - 2022
2. Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2
I. Văn bản:
1. Chủ đề: Chuyện kể về những người anh hùng
- Chỉ ra được một số yếu tố của truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời kể, yếu tố kì ảo; nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được văn bản thông tin thuật lại một sự kiện và cách triển khai văn bản theo trật tự thời gian.
- Viết đoạn văn rút ra bài học từ truyện truyền thuyết.
2. Chủ đề: Thế giới cổ tích
- Chỉ được một số yếu tố của truyện cổ tích như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và yếu tố kì ảo.
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
- Viết đoạn văn rút ra bài học từ truyện cổ tích. Ví dụ: Sống vị tha, yêu thương con người;
II. Tiếng Việt
- Nêu được công dụng của dấu chấm phẩy
- Nhận biết nghĩa của từ và chỉ ra các cách giải nghĩa của từ.
- Chỉ ra dược động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ
- Nhận biết phép so sánh, điệp ngữ và nêu tác dụng.
- Đặt câu có sử dụng kiến thức Tiếng Việt trên.
II. Tập làm văn
- Viết một bài văn kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
- Viết một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
Tham khảo thêm: Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
3. Đề cương ôn tập Hóa học 6 giữa học kì 2
Câu 1. Hãy trình bày tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng: kim loại, thủy tinh, nhựa, gốm sứ, cao su, gỗ.
Trả lời:
- Tính chất và ứng dụng của kim loại:
+ Có ánh kim dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ
+ Làm xoong, nồi, cầu, vỏ máy bay
- Tính chất và ứng dụng của thuỷ tinh:
+ Thủy tinh không dẫn diện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ, dễ vỡ
Thủy tinh là chất rắn không màu, trong suốt
Bát ăn, cốc chén, bình nước, bóng đèn, gương, ống thu hình, ti vi, cửa kính
Vật liệu bằng nhựa không dẫn diện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ .
Ví dụ: Vì nhựa không dẫn điện, dẫn nhiệt nên dường dùng làm vỏ dây điện, ống nước, ….
Cao su: Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng và ít bị ăn mòn.
Ứng dụng làm lốp bánh xe,
Vật liệu bằng gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình nhưng dễ cháy, có thể bị mối mọt.
Làm bàn ghế, cửa, tủ gỗ,….
Vật liệu bằng gốm, sứ không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.
Dùng để làm bát, bình hoa, mái nhà
Câu 2. Hãy cho biết thành phần chủ yếu, tính tan trong nước, ứng dụng chính và nơi tập trung chủ yếu của đá vôi và quặng sắt.
Trả lời:
- Thành phần chủ yếu, tính tan trong nước ứng dụng chính và nơi tập trung chủ yếu của đá vôi:
+ Calcium carbonate
+ Không tan trong nước, tan trong acid
+ Sản xuất vôi sông
+ Làm đường, làm bô tông
+ Dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,…
+ Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Ninh Bình, Thanh Hoá,…)
- Thành phần chủ yếu, tính tan trong nước ứng dụng chính và nơi tập trung chủ yếu của quặng sắt:
+ Chứa các chất có giá trị hàm lượng lớn: oxit sắt, oxit nhôm.
+ Dùng để tạo gang và thép, sản phẩm nhôm
+ Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Tĩnh.
Câu 3. Nhiên liệu là gì? Kể tên một số nhiên liệu thường dùng và phân loại chúng. Cho biết vai trò của nhiên liệu trong đời sống.
Tham khảo thêm: Đề cương ôn tập Hóa học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
4. Đề cương ôn tập Tin học 6 giữa học kì 2
Câu 1. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
A. Cho bạn bè biết để nếu quên còn hỏi bạn
B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
A. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên
Câu 2. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sự dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay và không cần điều kiện gì.
B. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu 3. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
C. Vào trang của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì kết bạn, không phải thì thôi.
D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
Câu 4. Em nên sử dụng Webcam khi nào?
A. Không bao giờ sử dụng webcam
B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,…
C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng
D. Khi nói chuyện với bất kỳ ai
Câu 5. Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?
A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.
B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.
C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
D. Nên cài phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.
Câu 6. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?
A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.
B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự
C. Gặp thằng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay
D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
Tham khảo thêm: Đề cương ôn tập Tin học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2
5. Đề cương ôn tập Vật lý 6 giữa học kì 2
I. LÝ THUYẾT
Ôn tập nội dung lý thuyết các bài sau:
1. Lực ma sát
2. Lực cản của nước
3. Năng lượng và sự truyền năng lượng
4. Một số dạng năng lượng
5. Sự chuyển hóa năng lượng
I. BÀI TẬP
Câu 1: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:
A. Tác dụng lực.
B. Truyền nhiệt.
C. Ánh sáng.
D. Cả A và B.
Câu 2: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?
A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
C. Con thuyền chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.
Câu 4: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:
A. không thay đổi.
B. bằng không.
C. tăng dần.
D. giảm dần.
Câu 5: Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa
A. quang năng thành điện năng.
B. nhiệt năng thành điện năng.
C. quang năng thành nhiệt năng.
D. nhiệt năng thành cơ năng.
Câu 6: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:
A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
6. Đề cương môn GDCD 6 giữa học kì 2
Câu 1. Tình huống nguy hiểm là gi? Các tình huống nguy hiểm sảy ra là do mấy nguyên nhân? Đó là những nguyên nhân nào?
Câu 2. Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi:
“Nghỉ hè, Hoa được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Hoa bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Qúa bất ngờ và sợ hãi nên Hoa cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì lúc đó có một bác đang bơi gần đó thấy Hoa gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và Hoa được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền”
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về cách ứng phó của Hoa?
b. Nếu là Hoa, trong tình huống trên, em sẽ làm như thế nào?
c. Nêu các biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước mà em biết?
Câu 3. Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà Lan và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì Lan phát hiện khói đen bay ra từ đám cháy nhà bác Hiệp. Lan vội chạy tới cầu thang máy để nhanh chóng thoát khỏi đám cháy.
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về cách ứng phó với tình huống trên của Lan?
b. Nếu là Lan, em sẽ ứng phó như thế nào trong tình huống trên?
Câu 4: Khi đang trên đường đi học về, em và ban Tùng gặp giông lớn, sấm sét ầm ầm. Tùng giục em mặc áo mưa và chạy thật nhanh để về nhà.
Câu hỏi: trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 5. tiết kiệm được biểu hiện như thế nào?em hãy nêu các biểu hiện của tiết kiệm và chưa tiết kiệm?
Câu 6. Tiết kiệm có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta? Bản thân em đã tiết kiệm hay chưa? Em hãy nêu những việc làm thể hiện sự tiết kiệm của mình?
Câu 7. Căn cứ vào đâu để xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 8. Bố mẹ Hùng là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. Hùng sinh ra ở Việt Nam. Có người nói Hùng là người Việt gốc Nga, không phải là công dân Việt Nam
Theo em, Hùng có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
Tham khảo thêm: Đề cương môn GDCD 6 giữa học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
7. Đề cương môn Lịch sử 6 giữa học kì 2
I. LÝ THUYẾT
- Nước Văn Lang – Âu Lạc
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong thời kì Bắc thuộc.
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu thời Bắc thuộc (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng).
II. MỘT SỐ CÂU HỎI
Câu 1: Dựa vào hiểu biết của em về thời kì Văn Lang – Âu Lạc, hãy hoàn thành bảng thông tin dưới đây:
Nội dung | Nước Văn Lang | Nước Âu Lạc |
Thời gian tồn tại | Vào khoảng thế kỉ VII TCN | Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN |
Kinh đô | Phong Châu (Phú Thọ) ngày nay | Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) |
Tổ chức bộ máy nhà nước | Hùng Vương->15 bộ (Lạc tướng)-> Chiềng, chạ ( Bồ chính) | An Dương Vương ->15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính) |
Câu 2: Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Câu 3: Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Em có nhận xét gì về các chính sách cai trị đó?
Câu 4: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Vì sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Câu 5: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
Tham khảo thêm: Đề cương môn Lịch sử 6 giữa học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
8. Đề cương môn Công nghệ 6 giữa học kì 2
I/ Lý thuyết
Ôn tập nội dung chương III, IV.
II/Một số câu hỏi
Câu 1: Thời trang là gì? Sự thay đổi về thời trang phụ thuộc vào những yếu tố nào, được thể hiện qua đâu?
TL: Thời trang là một sự thể hiện thẩm mỹ phổ biến tại một thời gian, địa điểm cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày dép, lối sống, phụ kiện, cách trang điểm, kiểu tóc
Câu 2: Nêu tên và đặc điểm của các phong cách thời trang? Theo em, khi đi dự tiệc sinh nhật và khi đi lễ chùa, chúng ta nên mặc trang phục theo phong cách nào? Vì sao?
TL:
- Phong cách cổ điển: Là hiện thân của các cô gái Pháp, nữ tính, đằm thắm, điệu đà nhưng không kém phần sang trọng và lịch thiệp
- Phong cách tối giản: Được lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy origami Nhật Bản, với những thiết kế tiết chế hết mức có thể
- Phong cách tự do: Phóng khoáng, du mục, bất quy tắc và sôi nổi tạo nên tổng thể tưởng như xuề xòa nhưng vô cùng hợp lý.
- Phong cách thể thao: Tiện dụng, thoải mái
Theo em, khi đi dự tiệc sinh nhật và khi đi lễ chùa, chúng ta nên mặc trang phục đẹp phù hợp với chủ đề của buổi tiệc sinh nhật, phù hợp với sự thiêng liêng vốn có của những ngôi chùa và phải thật lịch sự vậy nên em nghĩ, khi đi dự tiệc sinh nhật và khi đi lễ chùa, chúng ta nên mặc trang phục theo phong cách nào chúng ta thấy thoải mái và lịch sự.
Câu 3: Đồ dùng điện trong gia đình là gì? Kể tên một số đồ dùng điện sử dụng trong gia đình em?
TL: Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện, phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Một số đồ dùng điện trong gia đình em là: nồi cơm điện, bếp điện từ, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, ti vi, máy hút bụi, quạt, máy tính....
Câu 4: Đồ dùng điện trong gia đình thường có mấy thông số kỹ thuật? Đó là những thông số nào?
TL: Đồ dùng điện trong gia đình thường có 2 thông số kỹ thuật đó là: Điện áp định mức (V); Công suất định mức (W)
Câu 5: Khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình chúng ta cần lưu ý những gì?
TL: Theo em, Khi chọn mua các thiết bị điện, chúng ta nên lưu ý xem nhãn năng lượng tiết kiệm điện trên mỗi sản phẩm để có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện phù hợp cho gia đình.
Câu 6: Để sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn, chúng ta cần làm gì?
TL: Theo em, để sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn, chúng ta cần:
+ Đấu đồ dùng điện vào nguồn điện có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
+ Không cho đồ dùng điện làm việc vượt quá công suất định mức, dụng điện vượt quá trị số định mức.
+ Thường xuyên kiểm tra an toàn điện ở dây dẫn, phích cắm, ổ cắm, dây điện ra vỏ, lau chùi vỏ…
Câu 7: Nêu đặc điểm của các loại bóng đèn thường sử dụng? Loại bóng đèn nào tiết kiệm điện nhiều nhất?
TL: Các loại bóng đèn thường sử dụng là: Bóng đèn sợi đốt, bóng đèn Halogen, bóng đèn led, bóng đèn dây tóc,...
Theo em, trong các loại bóng đèn được nêu trên, loại bóng đèn tiết kiệm nhiều điện nhất là loại bóng đèn led
Tham khảo thêm: Đề cương môn Công nghệ 6 giữa học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
9. Đề cương môn Sinh học 6 giữa học kì 2
I. LÝ THUYẾT
Ôn tập nội dung chương VII – Thực vật và Động vật.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI
Câu 1: Phân biệt các nhóm, ngành thực vật? Lấy ví dụ?
Trả lời:
- Các ngành tảo: Thực vật bậc thấp, chưa có rễ, thân, lá. Sống ở nước.
- Ngành rêu: Thực vật bậc cao, có rễ, thân, lá (giả), sinh sản bằng bào tử. Sống ở nơi ẩm ướt.
- Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử . Sống ở cạn.
- Ngành Hạt trần: có rễ, thân, lá phát triển. Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
- Ngành Hạt kín: có rễ, thân, lá phát triển đa dạng. Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Hạt được bảo vệ bên trong quả
- Ví dụ:
Câu 2: Nêu vai trò của thực vật đối với môi trường, đối với động vật và con người?
Trả lời:
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.
- Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.
Câu 3: Sự đa dạng của động vật được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa sự đa dạng của động vật?
Trả lời:
- Đa dạng về môi trường sống: loài sống trên không, loài sống trên cây, loài sống trong lòng đất, loài sống trên mặt đấy,…
Ví dụ: Cá sống dưới nước, chim sống trên cây, giun sống ở trong lòng đất, mèo sống trên mặt đất,..
- Đa dang về tập tính loài thì có tập tính săn mồi, loài có tập tính bảo vệ con,..
Ví dụ: Hổ cho con học cách săn mồi khi mới 2 tháng tuổi, chuột túi đep con non trong túi trước bụng để tiện cho việc chăm sóc,..
- Đa dạng về số lượng cá thể trong loài: loài ít, loài nhiều
Ví dụ: khỉ đột thì ít còn cá thì nhiều
- Đa dạng về thức ăn: có loài ăn tạp, loài ăn thực vật, loài ăn động vật
Ví dụ: gà thì ăn tạp, bò thì ăn cỏ, sư tử thì ăn thịt động vật
Câu 4: Kể tên và nêu đặc điểm của các nhóm động vật? Lấy ví dụ cho từng nhóm?
Trả lời:
- Động vật chia thành 2 nhóm đó là động vật có xương và động vật không có xương
- Động vật không có xương là các ngành giun
- Động vật có xương là: Lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp động vật, lớp động vật có vú
Tham khảo thêm: Đề cương môn Sinh học 6 giữa học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
10. Đề cương môn Địa lý 6 giữa học kì 2
I. Nội dung ôn tập
- Kiến thức trọng tâm:
+ Bài 16: Nhiệt độ không khí, mây và mưa
+ Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
+ Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước.
+ Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà.
+ Bài 21: Biển và đại dương.
- Thực hành:
+ Tính nhiệt độ trung bình.
+ Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Đơn vị đo và dụng cụ đo nhiệt độ không khí là gì?
Trả lời:
- Đơn vị đo nhiệt độ là °C
- Dụng cụ là: Nhiệt kế.
Câu 2: So sánh thời tiết và khí hậu?
Trả lời:
- Thời tiết:
+ Là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp,..xảy ra trong một thời gian ngắn, ở một địa điểm cụ thể
+ Đặc điểm: luôn thay đổi
- Khí hậu:
+ Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở lại thành quy luật
Câu 3: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất và xác định phạm vi của các đới khí hậu?
Trả lời:
- Đới nóng (nhiệt đới)
+ Giới hạn: Từ 23°27’B-> 23°27’N
+ Đặc điểm khí hậu: - Nhiệt độ nóng quanh năm
- Lượng mưa từ 1000mm đến 2000mm
- Gió tín phong
- Hai đới ôn hoà (ôn đới)
+ Giới hạn từ 23°27’B-> 66°27’N-> 66°33’N
Tham khảo thêm: Đề cương môn Địa lý 6 giữa học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 6 - tất cả các môn được Khoahoc chia sẻ trên đây. Với tổng hợp đề cương của tất cả các môn, các em thuận tiện hơn trong việc ôn tập, qua đó chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kì 2 lớp 6 sắp tới. Chúc các em học tốt.
- Lượt xem: 1.173