Đề cương ôn tập Hóa học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022 Đề thi giữa kì 2 Hóa 6 - Kết nối tri thức

Giới thiệu Tải về
  • 5 Đánh giá

Đề cương ôn tập Hóa học 6 học kì 2 năm 2022

Đề cương ôn tập Hóa học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Đề cương kèm gợi ý đáp án để các em tham khảo, so sánh đánh giá cũng như nâng cao kỹ năng giải đề và làm bài. Dưới đây là nội dung chi tiết của đề cương, các em cùng tham khảo nhé.

TRƯỜNG THCS MỸ ĐÌNH 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Lĩnh vực: Hóa học

Năm học: 2021-2022

Câu 1. Hãy trình bày tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng: kim loại, thủy tinh, nhựa, gốm sứ, cao su, gỗ.

Trả lời:

- Tính chất và ứng dụng của kim loại:

+ Có ánh kim dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ

+ Làm xoong, nồi, cầu, vỏ máy bay

- Tính chất và ứng dụng của thuỷ tinh:

+ Thủy tinh không dẫn diện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ, dễ vỡ

Thủy tinh là chất rắn không màu, trong suốt

Bát ăn, cốc chén, bình nước, bóng đèn, gương, ống thu hình, ti vi, cửa kính

Vật liệu bằng nhựa không dẫn diện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ .

Ví dụ: Vì nhựa không dẫn điện, dẫn nhiệt nên dường dùng làm vỏ dây điện, ống nước, ….

Cao su: Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng và ít bị ăn mòn.

Ứng dụng làm lốp bánh xe,

Vật liệu bằng gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình nhưng dễ cháy, có thể bị mối mọt.

Làm bàn ghế, cửa, tủ gỗ,….

Vật liệu bằng gốm, sứ không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ.

Dùng để làm bát, bình hoa, mái nhà

Câu 2. Hãy cho biết thành phần chủ yếu, tính tan trong nước, ứng dụng chính và nơi tập trung chủ yếu của đá vôi và quặng sắt.

Trả lời:

- Thành phần chủ yếu, tính tan trong nước ứng dụng chính và nơi tập trung chủ yếu của đá vôi:

+ Calcium carbonate

+ Không tan trong nước, tan trong acid

+ Sản xuất vôi sông

+ Làm đường, làm bô tông

+ Dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,…

+ Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Ninh Bình, Thanh Hoá,…)

- Thành phần chủ yếu, tính tan trong nước ứng dụng chính và nơi tập trung chủ yếu của quặng sắt:

+ Chứa các chất có giá trị hàm lượng lớn: oxit sắt, oxit nhôm.

+ Dùng để tạo gang và thép, sản phẩm nhôm

+ Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Tĩnh.

Câu 3. Nhiên liệu là gì? Kể tên một số nhiên liệu thường dùng và phân loại chúng. Cho biết vai trò của nhiên liệu trong đời sống.

Trả lời:

- Nhiên liệu được định nghĩa là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Chúng có thể là các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: than đá, củi, dầu mỏ và khí thiên nhiên… hoặc được con người tổng hợp như cồn, khí than, khí gas…

Câu 4. Kể tên 3 nhiên liệu thuộc nhóm nhiên liệu hóa thạch. Tại sao ngày nay người ta đang dần tìm cách thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch (năng lượng không tái tạo) bằng nguồn năng lượng tái tạo? Kể tên nguồn năng lượng tái tạo mà em biết.

Trả lời:

- Một số nhiên liệu hóa thạch: dầu mỏ, than đá, dầu khí, ...

- Các năng lượng hóa thạch là tài nguyên không tái tạo. Bởi vì trái đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Khiến nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt dần. Sản lượng và tiêu thụ năng lượng hóa thạch làm tăng các mối quan tâm về môi trường.

Năng lượng tái tạo: Gió, nước, mặt trời, sóng,….

Câu 5. Kể tên 4 nhóm chất dinh dưỡng chính trong lương thực, thực phẩm.

Cho biết vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đó đối với cơ thể con người.

Trả lời:

- Carbonhydrate

+ Tinh Bột: là nguồn cũng cấp năng lượng chính

+ Đường: Cung cấp năng lượng cho cơ thể

+ Chất xơ: Hỗ trợ tiêu hoá, chống táo bón, giảm cân, giảm nguy cơ tim mạch

- Protein (Chất đạm): Cấu tạo, duy trì, phát triển cơ thể. Chuyển hoá các chất…

- Lioid (Chất béo): Nguồn dự trữ năng lượng, chống lạnh, hoà tan các vitamin

- Chất khoáng và vitamin: Cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, các quá trình trao đổi chất (Canxi: chắc xương, i-ốt: tuyến giáp…)

Câu 6. Lương thực, thực phẩm dễ bị biến chất, cần được bảo quản đúng cách. Hãy trình bày một số biện pháp để bảo quản lương thực, thực phẩm

Trả lời:

- Để nơi khô ráo, thoáng mát

- Làm khô (phơi khô, sấy khô), hun khói

- Để lạnh hoặc đông lạnh

- Ướp muối

- Muối chua

- Chế biến thức ăn để bảo quản được lâu hơn.

Ghi chú: HS làm đề cương vào vở sau đó chụp lại, gửi lên team theo yêu cầu của GVBM

Đề cương ôn tập Hóa học 6 học kì 2 trường THCS Mỹ Đình 2 năm 2021 - 2022 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Hóa. Chúc các em ôn thi tốt và đạt điểm số cao trong bài kiểm tra sắp tới nhé.

Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 168
  • Lượt xem: 1.673
  • Dung lượng: 120,8 KB
Tài liệu tham khảo khác