Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng như thế nào? Mỹ thuật lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 51: Họa tiết trống đồng
Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng như thế nào? Đọc thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện như thế nào nằm trong bài 2 Họa tiết trống đồng được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Với phần hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích cho các em nắm bài nhanh hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng các em tham khảo.
1. Khám phá hình hoạ tiết trên trống đồng
- Em nhận ra mặt trống đồng có họa tiết nào?
- Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng như thế nào?
2. Cách mô phỏng họa tiết bằng kĩ thuật in
Quan sát và chỉ ra cách tạo hình bằng kĩ thuật in
3. Mô phỏng họa tiết trên trống đồng bằng kĩ thuật in
- Chọn họa tiết trên trống đồng để mô phỏng
- Thực hiện theo ý thích
4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
Nêu cảm nhận và phân tích:
- Hình in em yêu thích.
- Các nét có trong hình in.
- Đặc điểm của hoạ tiết trên trống đồng.
5. Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng
Đọc thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện như thế nào?
Bài làm:
1. Khám phá hình hoạ tiết trên trống đồng
- Mặt trống đồng có họa tiết:
- Hình ảnh ngôi sao, con chim trên trống đồng là đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cùng cấp năng lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn. Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.
- Hình ảnh các nhạc cụ trên trống đồng
- Hình ảnh nhà sàn dân tộc. Hình ảnh các ngôi nhà sàn cũng thường xuất hiện trong mặt trống đồng Đông Sơn được nhiều nhà khảo cổ học tìm thấy. Thể hiện cho việc khắc họa kiến trúc nhà ở thời trước. 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái
- Hình người đội mũ cánh chim, mắt chim ở đầu mũi thuyệ, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền
- Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng rất tinh xảo, thể hiện sự sắp xếp và vẽ rất thông minh, tài tình của người Việt xưa.
2. Cách mô phỏng họa tiết bằng kĩ thuật in
Cách tạo hình bằng kĩ thuật in:
- Mô phỏng hình hoạ tiết trống đồng lên mặt xốp. Ấn nhẹ đầu bút theo nét đã vẽ để tạo khuôn in
- Bôi màu lên mặt khuôn in
- Đặt giấy lên khuôn, dùng tay hoặc giấy mềm xoa đều lên mặt giấy tạo hình in.
- Nhấc giấy ra khỏi khuôn in.
3. Mô phỏng họa tiết trên trống đồng bằng kĩ thuật in
Học sinh mô phỏng họa tiết trên trống đồng bằng kĩ thuật in:
- Chọn họa tiết trên trống đồng để mô phỏng
- Thực hiện theo ý thích
Lưu ý: Có thể chọn một hoặc một nhóm họa tiết để tạo khuôn in.
4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
Học sinh thực hiện, trưng bày và nêu cảm nhận phân tích theo những phương diện
- Hình in em yêu thích.
- Các nét có trong hình in.
- Đặc điểm của hoạ tiết trên trống đồng.
5. Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng
Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện:
- Trống đồng được coi là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác kim loại thời kì đồ đồng, cách đây khoảng 3000 - 4000 năm và là hiện vật tiêu biểu của thời kì này.
- Hoa tiết trang trí trên trống đồng rất phong phú và tinh tế, được thể hiện theo các nguyên lí trang trí như đối xứng, lặp lại, xen kẽ,... được đúc nổi theo những hình tròn đồng tâm bao quanh lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống, gợi về nguồn sang của Mặt Trời.
- Hình vẽ trên trống đồng được thể hiện đơn giản, chất lọc, mang tính cách điệu bằng những đường kỉ hà(nét thẳng và nét cong,...). Đối tượng thể hiện thường là các hoạt động của con người (hình người giã
- gạo, chèo thuyền, thổi khèn, vũ nữ, chiến binh) hay chim, thú, nhà, song nước,... phản ánh cuộc sống lao động, tín ngưỡng và vui chơi của các cư dân thời Hùng Vương.
Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng như thế nào? Đọc thông tin và cho biết: Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng được thể hiện như thế nào được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.