Nhớ lại hoạt động trong lễ hội quê hương, hãy nêu tên lễ hội, địa điểm diễn ra hoạt động yêu thích trong lễ hội và cùng bạn thể hiện lại tư thế, động tác của nhân vật trong hoạt động đó
1. Tạo dáng theo hoạt động của lễ hội
Nhớ lại hoạt động trong lễ hội quê hương, hãy nêu tên lễ hội, địa điểm diễn ra hoạt động yêu thích trong lễ hội và cùng bạn thể hiện lại tư thế, động tác của nhân vật trong hoạt động đó
2. Cách vẽ tranh đề tài lễ hội quê hương
Quan sát hình và nêu cách vẽ tranh theo đề tài lễ hội quê hương
3. Tạo bức tranh đề tài lễ hội quê hương
- Lựa chọn hoạt động tiêu biểu và khung cảnh của lễ hội
- Thực hiện bức tranh theo ý thích và cảm nhận riêng
4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
Nêu cảm nhận và phân tích:
- Bức tranh em yêu thích
- Nội dung hoạt động của lễ hội
- Hình ảnh chính phụ trong bức tranh
- Nét, hình, màu và không gian tạo nên nhịp điệu vui tươi, hài hòa trong tranh
- Cách điều chỉnh bố cục, màu sắc để bức tranh hoàn thiện và đẹp hơn.
5. Tìm hiểu để tài "lễ hội” trong tranh dân gian Đông Hồ
Quan sát một số bức tranh dân gian và chỉ ra:
- Các hoạt động trong tranh.
- Cách thể hiện nét, hình, màu.
- Cách sắp xếp người, cảnh vật.
- Hình thức thể hiện bố cục và nhịp điệu trong tranh.
Bài làm:
1. Tạo dáng theo hoạt động của lễ hội
Tên lễ hội, đặc điểm diễn ra hoạt động yêu thích trong lễ hội:
- Ném còn là trò chơi dân gian có từ lâu đời của dân tộc Thái. Phụ nữ Thái thường làm quả còn bằng những mảnh vải vụn cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm, gấp chéo 4 góc vào nhau, bên trong nhồi bằng hạt bông hay hạt thóc biểu thị của sự cầu mong nảy nở sinh sôi. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là "con cuống", mang niềm tin gửi gắm nơi con rồng đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc. Thường quả còn chỉ có khoảng 4-8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu.
- Trò chơi ném còn thường được tổ chức tại một bãi đất bằng phẳng và được chơi theo 2 cách. Cách thứ nhất: Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì chơi theo tục tỏ tình, giao duyên. Tục này thường diễn ra vào dịp xên bản, xên mường, ngày xuân. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống, các cô gái chọn một bãi đất bằng phẳng để rủ các chàng trai ra chơi còn. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau, hình thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn nhiều đôi trở thành chồng, thành vợ của nhau.
Thể hiện lại tư thế, động tác của nhân vật trong hoạt động đó:
2. Cách vẽ tranh đề tài lễ hội quê hương
Cách vẽ tranh theo đề tài lễ hội quê hương:
- Phác thảo sơ lược mảng hình chính, phụ
- Vẽ chi tiết hình ảnh, hoạt động của các nhân vật, cảnh vật xung quanh
- Vẽ màu tạo cảm giác vui tươi và không khí nhộn nhịp của lễ hội
3. Tạo bức tranh đề tài lễ hội quê hương
Học sinh tạo bức tranh đề tại lễ hội quê hương theo cách:
- Lựa chọn hoạt động tiêu biểu và khung cảnh của lễ hội
- Thực hiện bức tranh theo ý thích và cảm nhận riêng
Lưu ý: Có thể tùy chọn chất liệu để thể hiện bức tranh
4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ
Học sinh thể hiện và trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích:
- Bức tranh em yêu thích
- Nội dung hoạt động của lễ hội
- Hình ảnh chính phụ trong bức tranh
- Nét, hình, màu và không gian tạo nên nhịp điệu vui tươi, hài hòa trong tranh
- Cách điều chỉnh bố cục, màu sắc để bức tranh hoàn thiện và đẹp hơn.
5. Tìm hiểu để tài "lễ hội” trong tranh dân gian Đông Hồ
Quan sát một số bức tranh dân gian và chỉ ra:
- Các hoạt động trong tranh:
- Múa rồng
- Múa lân
- Rước trống
- Cách thể hiện nét, hình, màu: tranh sử dụng ít màu, hình được viền bằng nét đen, chắc khỏe
- Cách sắp xếp người, cảnh vật: các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới
- Hình thức thể hiện bố cục và nhịp điệu trong tranh: bố cục theo hình chữ nhật, thể hiện tính quy củ, có trật tự. Các mảng hình trong tranh thường được kết hợp sinh động liên kết tạo thành một kết cấu chặt chẽ trong các khuôn hình chữ nhật lúc ngang, lúc dọc theo đặc điểm của khổ tranh và theo từng nội dung cụ thể.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải mĩ thuật 6 bài 3 trang 28: Túi giấy đựng quà tặng
- Nhớ lại hoạt động trong lễ hội quê hương, hãy nêu tên lễ hội, địa điểm diễn ra hoạt động yêu thích trong lễ hội và cùng bạn thể hiện lại tư thế, động tác của nhân vật trong hoạt động đó
- Quan sát hình và nêu cách trang trí thảm theo nguyên lí lặp lại và cân bằng. Quan sát hình để nhận biết cách tạo điểm nhấn, mảng chính, mảng phụ và cách tạo tính cân bằng trong trang trí thảm
- Cách sắp xếp các hoạ tiết trên mặt trống đồng như thế nào? Mỹ thuật lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- [Chân trời sáng tạo] Giải mĩ thuật 6 bài 1: Tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi nhà? Theo em, vì sao nhà ở của mỗi người dân các vùng miền lại có sự khác nhau về kiểu dáng
- [Chân trời sáng tạo] Giải mĩ thuật 6 bài 1 trang 20: Những hình vẽ trong hang động
- Hãy tìm hiểu và cho biết một số đặc điểm về hình màu và kĩ thuật thể hiện của nghệ thuật thời Tiền sử
- Cách điều chỉnh và trang trí vật liệu đã qua sử đụng thành sản phẩm mới. Hình dáng, màu sắc của mỗi sản phẩm tạo hình như thế nào
- [Chân trời sáng tạo] Giải mĩ thuật 6 bài 3 trang 55: Thảm trang trí với họa tiết trống đồng
- Quan sát hình và chỉ ra cách tạo nhân vật 3D từ dây thép. Điểm đặc trưng trong cách tạo hình nhân vật của nhà điêu khắc Alberto Giacometti là gì
- [Chân trời sáng tạo] Giải mĩ thuật 6 bài 3 trang 67: Khu nhà tương lai