Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
261 lượt xem
2. Thực hành đo thời gian
- Để xác định thời gian vận động viên chạy 800m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
- Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó
- Em hãy quan sát hình 6.2 và cho biết cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian
- Quan sát hình 6.3 và cho biết cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng?
- Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s)
- Thực hiện đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Hoàn thành theo mẫu bảng 6.1.
- Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy 100m
Bài làm:
- Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian. Vì khoảng thời gian các vận động viên chạy 800m chỉ trong vòng 2,3 phút, phù hợp với chức năng của loại đồng hồ này là được dùng để tính thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây, giúp đo được thành tích vận động viên chính xác.
- Học sinh tự ước lượng khoảng thời gian đi từ cuối lớp học cho đến bục giảng, sau đó lựa chọn đồng hồ phù hợp ( trong trường hợp này nên lựa chọn đồng hồ bấm giây hoặc có thể dùng đồng hồ điện tử).
- Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình 6.2a thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian
- Cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ ở hình 6.3a là đúng
- Số chỉ đồng hồ ở hình 6.4a là 5s, ở hình 6.4b là 4,95s
- Học sinh tự thực hành đo thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 6.1. .
Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:
- Dụng cụ: Các loại đồng hồ khác nhau.
- Tiến hành đo:
- Ước lượng thời gian di chuyển của từng bạn;
- Chọn đồng hồ phù hợp;
- Hiệu chỉnh đồng hồ,
- Thực hiện phép đo;
- Đọc và ghi kết quả đo được theo mẫu bảng 6.1
- Học sinh tự thực hành đo thời gian chạy 100m của bạn và ghi lại kết quả thu được
- Lưu ý: Khi đo thời gian của hoạt động trên, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
- Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ dúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần do.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
- Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
- Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau Cơ thể người chứa 63% — 68% về khối lượng là nước.
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Khi quan sát bầu trời đêm, vào những đêm không trăng, chúng ta thường nhìn thấy những gì?
- Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
- Em hãy mô tả sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.
- Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động? Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?
- Trên vỏ sữa có ghi "Khối lượng tịnh:380g" (hình 37.1a). Số ghi đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
- Gọi tên các sinh vật trong hình, Vẽ sơ đồ phân chia các đại diện trên thành 2 nhóm
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí