Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người
2. Tác hại của động vật trong đời sống
- Quan sát hình 31.4, nêu một số tác hại của động vật trong đời sống con người
- Quan sát hình 31.4, em hãy nêu con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch ở người
- Địa phương em đã sử dụng biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại
Bài làm:
- Một số tác hại của động vật trong đời sống con người
- Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch,...)
- Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán,...)
- Phá hoại mùa màng lương thực, thực phẩm; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá,...)
- Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng của con người (con hà, mối,...)
- Con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch: Chuột --> Bọ chét --> vết đốt côn trùng ở người --> con người
- Các biện pháp phòng trừ động vật gây hại ở địa phương: Học sinh quan sát ở địa phương mình và trả lời câu hỏi
Ví dụ: Biện pháp phòng trừ ốc bưu vàng gây hại lúa
- Làm đất kỹ, tập trung, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm, trũng nước.
- Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn chặn sự di chuyển của ốc bươu vàng, đồng thời dễ dàng thu bắt.
- Sau khi bừa lần cuối, để lắng bùn 1-2 ngày trước khi cấy, bắt ốc và ổ trứng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Những ao, hồ đầm có thể thả thêm cá chép, cá trắm đen bởi ốc con là thức ăn ưa thích của chúng.
- Sử dụng các loại lá cây mà ốc bươu vàng ưa thích như lá chuối, lá đu đủ, xơ mít, để tập trung ốc bươu vàng, giúp dễ bắt và diệt.
- Cắm cọc nhử ốc bươu vàng đẻ trứng và tiến hành thu gom ổ trứng thường xuyên tại các cọc cắm, trên bờ cỏ và trên thân cây lúa, nhằm hạn chế lượng ốc nở ra gây hại lúa.
- Thả vịt vào ruộng để bắt ốc.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày, en hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 12.1
- Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu
- Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình 1.7 đến 1.10
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 13: Một số nguyên liệu
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 14: Một số lương thực - thực phẩm
- Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành.
- Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
- Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả? Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy?
- Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua
- Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
- Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mẫu bảng 15.2