Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học
- Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học
- Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học
- Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?
- Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học
Bài làm:
- Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:
- Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trương
- Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
- Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
- Xả rác sinh hoạt bừa bãi ra ngoài môi trường
- Bảo vệ sự đa dạng sinh học bởi vì:
- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, giảm nguy cơ tuyệt chủng các giống loài
- Giữ gìn nguồn tài nguyên cung ứng cho đời sống con người, đảm bảo các lợi ích nông nghiệp, y học,..., đảm bảo lợi ích vật chất kinh tế và các giá trị tinh thần vô hình.
- Điều tiết và Bảo vệ môi trường
- Một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học
- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
- Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
- Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Các khu bảo tồn này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.
- Là học sinh, để bảo vệ đa dạng sinh học, cần làm:
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Không chặt phá bừa bãi cây xanh
- Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống
Xem thêm bài viết khác
- Hoạt động nào trong các hình 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là: mô tế bào cơ quan hệ cơ quan
- Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
- Tìm hiểu về một số nguyên liệu sử sụng trong đời sống và trong công nghiệp, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 13.1
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 11: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng
- Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên
- Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Quan sát hình 13.2 và 13.3, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 41: Năng lượng
- Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
- Giải hóa học 6 chân trời sáng tạo