Diễn tả cảm xúc của em về mùa thu bằng một đoạn văn ngắn
Câu 3: Diễn tả cảm xúc của em về mùa thu bằng một đoạn văn ngắn
Bài làm:
À ơi! Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…” Câu hát nhẹ nhàng như làn gió mát đưa nôi, đưa con vào giấc ngủ ngon lành. Mùa thu về mang theo một cảm giác thật mới lạ, không còn cái nắng nóng oi ả của mùa hạ hay những cơn gió lạnh buốt như thấm vào da thịt của mùa đông. Nắng thu trong trẻo, nhẹ nhàng như những sợi tơ vàng óng ả ai vứt lên không trung. Thu đến với làn gió nhè nhẹ, mơn man trêu đùa từng sợi tóc ai bay. Nhớ đến thu, clà nhớ đến sắc vàng, tấm thảm vàng mơ mộng trải rộng được dệt lên bởi những lớp lá rụng phủ kín sân vườn, là màu vàng tươi rực rỡ của những bông cúc. Nhắc đến thu, chắc hẳn ai cũng nhớ đến ngày rằm tháng Tám, ngắm chị Hằng chốn cung trăng. Trẻ con nô nức rủ nhau đi xem múa lân, cùng nhau phá cỗ trung thu. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân rực rỡ sắc màu khiến phố phường thêm nhộn nhịp, đông vui. Thu về mang cho ta bao cảm xúc thật lạ. Yêu lắm mùa thu ơi!
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn ngắn và chỉ rõ các từ ghép trong đoạn văn
- Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau
- Nội dung chính bài: Liên kết trong văn bản
- Hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những câu hát châm biếm
- Soạn văn bài: Xa ngắm thác núi Lư
- Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Tìm từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau đây
- Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
- Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?