Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:
e) Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dan, người thợ may bèn hỏi :
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên :
- Nhà ngươi biết để làm gì ?
Người thợ may đáp :
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão :
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
(1) Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?
(2) Nội dung hàm ý ấy là gì?
(3) Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
Bài làm:
(1) Câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
(2) Hàm ý của câu: Ngài phải cúi đầu thấp (luồn cúi) trước quan trên, ngài vênh mặt lên (hách dịch) với dân đen.
(3) Người nghe (ông quan lớn) hiểu dược hàm ý đó, điều này có thể nhận ra ở câu: "Quan ngầm nghĩ một hồi rồi bão: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu."
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn thành bảng tổng kết văn học nước ngoài vào vở theo mẫu sau:
- Phân tích những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
- Chỉ ra một số phẩm chất, kỹ năng mà thanh niên thế kỉ XXI cần phải có.
- Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?
- Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết gì?
- Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:
- Người cha đã nói với con về những đức tính nào của “người đồng mình”? Qua đó, người cha muốn nhắc nhở con những gì?
- Bài thơ có bố cục như sau: - Phần 1: Em bé kể với mẹ về những người ở “trên mây” và trò chơi thứ nhất của em...
- Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
- Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ.
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học bài Bàn về đọc sách.